Phát hiện đảo ngược hiểu biết lâu nay về vũ trụ

Từ lâu, các nhà khoa học cho rằng vật chất được phân bố trải đều khắp vũ trụ quan sát được. Đây là kiến thức đóng vai trò nền tảng của vũ trụ học, hay là chúng ta luôn nghĩ như thế.

Tuy nhiên, một trong những cột trụ của lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ vừa bị phủ định cuộc họp báo trực tuyến của Hiệp hội Thiên văn Mỹ vừa qua.


Mô phỏng một cấu trúc khổng lồ được tập hợp từ các thiên hà. (Ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY).

Phát hiện chấn động

Nghiên cứu sinh Alexia Lopez của Đại học Trung tâm (UCLan-Anh) và đồng sự đã trình bày phát hiện mà theo họ là tình cờ về một chuỗi khổng lồ của các thiên hà nằm ở góc xa xôi của vũ trụ.

Được gọi là “Vòng cung Vĩ đại”, cấu trúc được tập hợp từ các thiên hà, cụm thiên hà và khối lượng khí, bụi chưa thể đo đếm. Nó nằm cách Trái đất 9,2 tỉ năm ánh sáng và chiếm cứ 1/15 diện tích vũ trụ quan sát được.

Vào thời điểm phát hiện, cô Lopez đang tập hợp các bản đồ trên bầu trời đêm, dựa vào ánh sáng của khoảng 120.000 chuẩn tinh. Phương pháp này đã làm nổi bật một cấu trúc bí ẩn với kích thước khổng lồ chưa từng được quan sát trước đó.

Sau khi thực hiện các cuộc kiểm tra khác, nhóm chuyên gia xác định sự tồn tại của “Vòng cung Vĩ đại”, hoàn toàn đi ngược lại hiểu biết lâu nay về vũ trụ.

Thay đổi quan niệm

Về mặt kích thước, “Vòng cung Vĩ đại” lớn hơn bất kỳ các tập hợp khác của thiên hà được phát hiện trước đây, bao gồm “Bức tường Sloan Vĩ đại” “Bức tường Nam Cực”. Trong đó, cả hai bức tường thiên hà đều trải dài khoảng 1,37 tỉ năm ánh sáng.

Trong thời gian gần đây, giới thiên văn lần lượt tìm thấy những cấu trúc vật chất khổng lồ, thường chen chúc trong một không gian nhất định. Điều này cho thấy có lẽ vật chất không phân bố đồng đều khắp vũ trụ như chúng ta vẫn tưởng.

Tuy nhiên, mô hình tiêu chuẩn hiện nay của vũ trụ lại được xây dựng dựa trên các cơ sở đó. “Nếu hệ thống nền tảng hiện tại không đúng, có lẽ chúng ta cần phải bắt tay xây dựng những giả thuyết hoặc luật lệ mới để giải thích vũ trụ một cách chính xác hơn”, chuyên gia Lopez cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News