Phát hiện dấu tích bệnh ung thư hiếm gặp trong hóa thạch khủng long
Mầm mống của một căn bệnh vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay đã được tìm thấy trong hóa thạch của một con khủng long mỏ vịt có niên đại 66 triệu năm.
Khi nghiên cứu hóa thạch hai đốt xương đuôi của khủng long mỏ vịt (hadrosaur) tại Công viên Khủng long ở miền nam tỉnh Alberta, Canada, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv ở Israel phát hiện nhiều lỗ sâu hoắm bất thường. Họ tiếp tục so sánh xương đốt sống của vật mẫu với xương của hai bệnh nhân mắc hội chứng mô bào LCH (Langerhans cell histiocytosis), một căn bệnh hiếm gặp gây khó chịu và đau đớn cho trẻ nhỏ, nhất là bé trai.
Tổn thương do hội chứng LCH để lại trên xương khủng long.
Chẩn đoán bệnh dựa vào xương và hóa thạch là việc hết sức phức tạp, bởi dấu vết xuất hiện trên vật mẫu có thể do nhiều căn bệnh gây ra, rất khó xác định nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Hila May, trưởng phòng thí nghiệm y học tiến hóa thuộc khoa Y (Đại học Tel Aviv), tổn thương do chứng LCH gây ra trên xương của bệnh nhân khá đặc trưng, phù hợp với các đặc điểm trên hóa thạch xương của khủng long mỏ vịt.
“Công nghệ mới cho phép chúng tôi kiểm tra tổn thương trong cấu trúc xương của vật mẫu, cũng như tái tạo lại hình dáng khối u và hệ thống mạch máu nuôi dưỡng chúng”, cô nói. “Quá trình phân tích đã chứng minh đây đúng là LCH. Đây là lần đầu tiên hội chứng này được xác nhận xuất hiện trên cơ thể khủng long”. Ở người, LCH được xem là một dạng ung thư hiếm gặp. Tuy nhiên, May cho biết các chuyên gia vẫn đang tranh cãi về khái niệm này, bởi trong một số trường hợp, bệnh nhân LCH có thể tự khỏi.
Khủng long mỏ vịt hadrosaur. (ảnh minh họa).
“Bệnh nhân mắc hội chứng LCH thường là trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. Khi mắc bệnh, các khối u sẽ bắt đầu xuất hiện trong xương bệnh nhân gây đau đớn. Song, trong đa số trường hợp, những khối u này có khả năng tự biến mất mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ”, cô nói.
Khủng long mỏ vịt trưởng thành có chiều cao khoảng 10 m và nặng đến vài tấn. Loài khủng long này thường tụ tập theo đàn, tồn tại từ 66 đến 80 triệu năm trước. Giống như bao sinh vật khác, khủng long cũng có lúc nhiễm bệnh, song tư liệu về các căn bệnh của chúng thu thập được qua nghiên cứu hóa thạch vẫn còn quá ít ỏi. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy có một số khủng long bạo chúa từng bị bệnh gout, và loài khủng long ăn cỏ Iguanodon có thể đã bị viêm xương khớp.
Tiến sĩ Hila May.
Ung thư là một chứng bệnh phức tạp và khó chẩn đoán dựa trên hóa thạch, nhưng giới khoa học có cơ sở tin rằng khủng long cũng là nạn nhân của căn bệnh này. Các tác giả cho biết phát hiện trên có thể giúp nền y học thế giới càng thêm tiến bộ, thông qua việc phát triển lĩnh vực nghiên cứu diễn biến và triệu chứng của bệnh qua thời gian dài. Khi đã nắm được biểu hiện của chứng bệnh ở nhiều loài sinh vật khác nhau và cách chúng sống sót qua quá trình sàng lọc tự nhiên, chúng ta có thể tìm ra những phương pháp mới hơn, hiệu quả hơn để đối phó với những bệnh dịch truyền từ động vật sang người, chẳng hạn như COVID-19, HIV và bệnh lao.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
