Phát hiện điều khó tin từ... sóc, tạo nên "siêu robot" của tương lai
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra những dữ liệu quý giá có thể giúp cải thiện hệ thống trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp chế ra những robot, thiết bị tự hành có khả năng điều hướng địa hình vượt trội, chỉ nhờ... những chú sóc.
Công trình vừa đăng tải trên tạp chí Science của Đại học California ở Berkeley (Mỹ) đã nghiên cứu cơ chế sinh học của một loài sóc sống trong cây bạch đàn, quan sát cách thức và thời điểm chúng lao mình từ cành này sang cành khác để từ đó ứng dụng "bộ máy sinh học" này vào công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Khả năng phối hợp, "đồng bộ" giữa tâm trí và cơ thể của những con sóc vượt trội so với bất cứ hệ thống trí tuệ nhân tạo hiện đại nào - (Ảnh: THE CONVERSATION).
Theo The Telegraph, sóc là sinh vật có các động tác y hệt người nhảy parkour khi chuyền cành, nhưng ở một trình độ vượt xa nhờ khả năng điều chỉnh và cân bằng cơ thể siêu nhanh, tinh chỉnh đến hoàn hảo hàng loạt động tác chỉ trong khoảnh khắc để phù hợp với những khoảng cách và đặc điểm tinh vi nhất giữa các cành cây, để không bao giờ ngã.
Với những tình huống mới và đặc biệt, những con sóc đã sử dụng bộ não nhỏ bé của nó như một nhà khoa học thông minh, huy động mọi kiến thức để thử đi thử lại, thay đổi các thông số để tìm phương án đi đến thành công, và không bao giờ cần đến quá 5 lần thử.
Tờ Scientific American dẫn lời tiến sĩ Robert Full, nhà nghiên cứu cơ sinh học, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết sự phối hợp giữa cơ thể và tâm trí của một con sóc không chỉ gây tò mò cho những người quan sát. Các bước di chuyển được thực hiện hoàn hảo hơn bất cứ sinh vật và cỗ máy hiện đại nào trên thế giới có thể được ứng dụng để thiết kế các robot thông minh hơn, kết hợp một số đặc điểm thể chất của sóc: cột sống linh hoạt, bàn chân rắn chắc và móng vuốt sắc.
Dữ liệu từ "cỗ máy sinh học" - những con sóc - đang được tiếp tục nghiên cứu để đưa vào các hệ thống trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp tạo nên những siêu robot có khả năng thích nghi địa hình vượt trội, giúp thay thế con người trong những nhiệm vụ nguy hiểm hay những cuộc khám phá ở những nơi sức người khó lòng tiếp cận.

Máy bay siêu thanh không người lái tốc độ lên tới 6.174km/h
Máy bay Quarterhorse sử dụng động cơ chu kỳ hỗn hợp dựa trên tuabin (TBCC), có tốc độ nhanh gấp 5 lần vận tốc âm thanh.

Hệ thống công nghệ cao biến 900 triệu lít nước thải thành nước sạch mỗi ngày
Nhà máy tái chế nước thải công nghệ cao Changi là dự án chiến lược trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu hụt tài nguyên nguyên nước ở Singapore.

Các nhà khoa học Tây Ban Nha tìm cách lấy nước từ không khí
Công nghệ này giúp người dân các vùng khô cằn thoát khỏi cơn khát. (Ảnh: Ourglobalclimate)

Robot dùng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp với người điếc mù
Cánh tay robot được nhóm nghiên cứu bước đầu tập trung huấn luyện ghi nhớ bảng chữ cái, tăng khả năng phản xạ chuyển đổi ngôn ngữ ký hiệu.

Kế hoạch xây tàu Hyperloop 1.200km/h dưới dãy Alps
Tàu siêu tốc của công ty khởi nghiệp Swisspod sử dụng động cơ cảm ứng tuyến tính, có thể chở khách ở tốc độ trên 1.000 km/h.

Máy bay cá nhân 33 cánh quạt tốc độ 160km/h
Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Mk5 có một chỗ ngồi, có tốc độ 160 km/h và phạm vi bay 160 km sau một lần sạc.
