Phát hiện đột biến gene thứ hai liên quan đến khả năng kháng HIV

Bệnh nhân người Mỹ Timothy Brown trở thành người đầu tiên được chữa khỏi nhiễm HIV nhờ phương pháp cấy ghép tủy sống của một người hiến tặng có một biến thể của gene CCR5.

Các nhà khoa học của Tây Ban Nha ngày 29/8 thông báo đã phát hiện một đột biến gene khá hiếm vốn gây ra một dạng loạn dưỡng cơ ảnh hưởng tới các chi nhưng cũng giúp cơ thể người chống lại sự lây nhiễm virus HIV.

Đột phá trên được công bố một thập kỷ sau khi bệnh nhân người Mỹ Timothy Brown, nổi tiếng với biệt danh "Bệnh nhân Berlin" trở thành người đầu tiên được chữa khỏi nhiễm HIV nhờ phương pháp cấy ghép tủy sống của một người hiến tặng có một biến thể của gene CCR5.


Một đột biến gene khá hiếm giúp cơ thể người chống lại sự lây nhiễm virus HIV. (Nguồn: sciencedirect.com).

Đột biến gene mới được phát hiện liên quan đến gene vận chuyển 3 (TNPO3) và là biến thể rất hiếm.

Biến thể gene này đã được phát hiện vài năm trước đây trong các thành viên một gia đình sống ở Tây Ban Nha mắc chứng loạn dưỡng cơ đai tuýp 1F.

Các bác sỹ nghiên cứu gia đình này được biết các nhà nghiên cứu HIV quan tâm đến biến thể gene nói trên vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển virus bên trong các tế bào.

Vì vậy, họ đã liên hệ với các nhà di truyền học ở Madrid để lấy mẫu máu của các thành viên trong gia đình trên và tiêm HIV vào đó. Kết quả rất đáng kinh ngạc: các tế bào bạch huyết - đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch - của những người bị bệnh yếu cơ hiếm gặp này lại có khả năng kháng HIV một cách tự nhiên.

Jose Alcami, một chuyên gia về virus tại Viện nghiên cứu Y tế Carlos III và đồng tác giả một tài liệu nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Pathogens của Mỹ về việc này, cho biết: "Phát hiện trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự vận chuyển của virus trong tế bào".

Theo chuyên gia Alcami, HIV là một trong những loại virus được nghiên cứu nhiều nhất, nhưng đến nay còn nhiều điều chưa lý giải được về loại virus này, chẳng hạn tại sao 5% bệnh nhân nhiễm HIV không phát triển thành bệnh AIDS.

Chuyên gia Alcami nhấn mạnh: "Có những cơ chế kháng nhiễm virus mà chúng ta còn hiểu biết rất ít".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa

Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa "chuẩn"

Chỉ nha khoa giúp vệ sinh các mảng bám trên răng tốt tăm thông thường. Tuy nhiên, sử dụng chỉ nha khoa sai kỹ thuật có thể gây tổn thương răng và nướu.

Đăng ngày: 14/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News