Phát hiện đột phá từ mẫu đất Mặt trăng mà tàu thăm dò Trung Quốc mang về

Trong lúc phân tích các mẫu đất mang về từ Mặt trăng, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra những phân tử nước kèm theo khoáng chất có trong mẫu vật.

Theo đài truyền hình CNN, việc tìm thấy nước trên Mặt trăng không phải là một phát hiện quá mới mẻ. Trước đây, tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Ấn Độ đều được cho là tìm thấy thứ cho là nước trên bề mặt Mặt trăng. Năm ngoái, các nhà khoa học Trung Quốc cũng phát hiện nước đọng trong các hạt thủy tinh rải rác trên Mặt trăng.


Tàu Thường Nga 5 hạ cánh xuống khu vực thuộc Khu tự trị Nội Mông, phía Bắc Trung Quốc, hoàn thành sứ mệnh khám phá Mặt trăng, ngày 17/12/2020. (Ảnh: THX/TTXVN).

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khám phá mới nhất này đánh dấu lần đầu tiên họ tìm thấy nước ở dạng phân tử H2O trong các mẫu vật.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra kỹ càng các mẫu đất được tàu thăm dò Thường Nga 5 của Trung Quốc thu thập. Năm 2020, tàu đã hạ cánh trên bề mặt Mặt trăng và tìm thấy một "tinh thể trong suốt hình lăng trụ" - có chiều rộng gần bằng một sợi tóc người - gọi là ULM-1.

Theo nghiên cứu được công bố vào ngày 16/7 trên tạp chí Nature Astronomy, tinh thể ULM-1 (có công thức hóa học là (NH4)MgCl3·6H2O) bao gồm khoảng 41% là nước, với các mảnh amoniac giúp giữ cho các phân tử H2O ổn định bất chấp sự thay đổi nhiệt độ mạnh trên Mặt trăng.

Theo kết luận trong nghiên cứu, loại nước này có thể là "nguồn tài nguyên tiềm năng cho sự sống trên Mặt trăng".

Phát hiện này là phát hiện mới nhất trong nỗ lực rộng lớn của Trung Quốc nhằm trở thành cường quốc thống trị không gian, với những tham vọng lớn hơn như xây dựng một cơ sở nghiên cứu trên Mặt trăng.

"Việc phát hiện ra một loại khoáng chất trữ nước tại địa điểm hạ cánh của tàu Thường Nga 5 khá thú vị và điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phản ứng hơi đá trong lớp vỏ Mặt trăng và trên bề mặt Mặt trăng", David A. Kring, nhà khoa học chính tại Viện Mặt trăng và Hành tinh Texas (Mỹ), giải thích.

Theo bà Yuqi Qian, một nhà địa chất hành tinh tại Đại học Hong Kong, trên Mặt trăng tồn tại ba dạng nước, bao gồm các phân tử nước, hợp chất mà chúng ta quy định là H2O; dạng đông lạnh thành băng; và một hợp chất phân tử gọi là hydroxyl.

Những phát hiện trước đây cho thấy nước đã tồn tại trên Mặt trăng khi núi lửa phun trào trong quá khứ. Điều đó đồng nghĩa với việc nước có sẵn bên trong Mặt trăng và có từ khi Mặt trăng mới hình thành.

Chỉ đến những năm gần đây, các nhà khoa học mới tìm thấy nước, băng và các phân tử nước chủ yếu nằm ở các cực Mặt trăng tối và lạnh, nơi ánh sáng Mặt trời không chiếu tới. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng nước hoặc hydroxyl có thể bị mắc kẹt trong các hạt thủy tinh rải rác trên bề mặt Mặt trăng, và gió Mặt trời có thể biến đổi hydroxyl (công thức hóa học dạng OH) thành nước, hay H2O.

Tuy nhiên, đối với công nghệ hiện tại, việc chiết xuất nước trên Mặt trăng vẫn là một thách thức hàng đầu. Các nhà khoa học đánh giá do địa hình núi đá hiểm trở, các cực của Mặt trăng rất trở thành địa điểm khó khăn đối với con người trong việc khai thác nước. Bên cạnh đó, phân tử nước có thể không ổn định ở các khu vực khác nhau của Mặt trăng và bốc hơi ở vĩ độ thấp hơn, khi nhiệt độ có thể vượt quá 100 độ C.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 01/07/2025
Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đăng ngày: 01/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News