Phát hiện được cơ chế gây bệnh hô hấp ở trẻ em

Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Texas vừa xác định được cơ chế gây ra một trong những sự lây nhiễm nguy hiểm và phổ biến nhất ở trẻ em, đó là các bệnh về đường hô hấp.

Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine số ra tháng 3.

Phát hiện được cơ chế gây bệnh hô hấp ở trẻ em

Bằng việc phân tích các mẫu máu thu được từ các trẻ sơ sinh bị lây nhiễm bệnh hô hấp và các dữ liệu từ các thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học xác định được rằng loại virus hợp bào hô hấp (RSV) đã cản trở khả năng của các tế bào đường hô hấp trong việc sản xuất ra các enzymes giúp kiểm soát các phân tử dễ bị ảnh hưởng (các loại oxy phản ứng).

RSV cản trở quá trình trên bằng cách ngăn cản sự kích họat của một loại protein đơn lẻ có vai trò đối với sự họat động của các loại enzymes khử độc. Các oxy phản ứng sau đó tích lũy, gây ra tình trạng căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm ở các tế bào đường hô hấp chưa bị ảnh hưởng.

Tiến sỹ Antonella Casola nói rằng, vai trò của căng thẳng oxy hóa đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đó, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa viêm nhiễm phổi với sự lây nhiễm virus.

Trước đây, các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Sức khỏe quốc gia Do Thái ở Denver cũng đã phát hiện thấy một hợp chất lipid POPG có tự nhiên trong niêm dịch các phế nang của phổi người. Các nhà khoa học đã thử nghiệm tác dụng của POPG trên tế bào phổi người và chuột bị nhiễm RSV.

Kết quả cho thấy, những tế bào được bảo vệ bởi POPG trước khi tiếp xúc với virus thì ít bị nhiễm hơn, các tế bào bị viêm cũng ít xâm nhập vào phổi hơn. Phát hiện này cũng có thể mở ra hướng mới trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiễm RSV.

Virus hợp bào hô hấp là một loại ẩn náu và chờ cơ hội tấn công trở lại giống như virus HIV và virus gây ra bệnh gan. Virus hợp bào hô hấp khá phổ biến, hầu hết trẻ bị nhiễm bệnh trong năm đầu tiên. Khoảng 40% trẻ phát triển bệnh viêm tiểu phế quản có thể trở lại và hơn 1/3 có thể phát triển bệnh hen suyễn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News