Phát hiện gây shock: Lượng nhựa trên đại dương lớn hơn con số được ước tính đến cả triệu lần

Rác nhựa - cơn khủng hoảng ở phạm vi toàn cầu - theo như ước tính hiện nay thì mỗi năm đang xuất hiện thêm cả chục triệu tấn lọt ra ngoài đại dương, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái và các loài sinh vật biển.

Bên cạnh số rác nhựa hữu hình, chúng ta còn có mối nguy mang tên "hạt vi nhựa" (microplastic) - những hạt nhựa siêu nhỏ với kích cỡ chỉ vài micromet. Dù chưa có nghiên cứu xác nhận tác hại cụ thể, nhưng hạt vi nhựa cực kỳ dễ lọt vào chuỗi thức ăn khi đến cả phù du cũng dung nạp nó, để rồi có thể kết thúc trong chính cơ thể người.

Và những con số khủng khiếp trên hóa ra vẫn chưa phải cuối cùng. Theo đánh giá mói nhất của NSF (Quỹ Khoa học quốc gia Hoa Kỳ), số lượng vi nhựa đang trôi nổi trên các đại dương thực chất phải lớn hơn như thế đến cả triệu lần.

Vâng bạn không nhìn nhầm đâu. Là 1 triệu, nghĩa là thêm vào đó 6 số 0 nữa.

Phát hiện gây shock: Lượng nhựa trên đại dương lớn hơn con số được ước tính đến cả triệu lần
Hạt vi nhựa cực kỳ dễ lọt vào chuỗi thức ăn khi đến cả phù du cũng dung nạp nó.

Cụ thể, nghiên cứu mới do nhà sinh học đại dương Jennifer Brandon thực hiện đã xét nghiệm cả dạ dày của các loài phù du. Kết quả cho thấy, nồng độ vi nhựa trong các sinh vật phù du là cực cao, hiện tại đang có 290 triệu hạt vi nhựa trên mỗi mét khối nước - cao hơn gấp 7 lần so với tính toán trước kia.

Được biết, hầu hết các loại rác nhựa đều có liên kết mạnh đến mức vi khuẩn trong đất lẫn nước biển đều không thể phá vỡ. Brandon vì thế đã quyết định hướng sự chú ý vào các sinh vật phù du - vốn có tập tính hút nước biển để lọc thức ăn, qua đó rất dễ có hạt vi nhựa trong dạ dày.

Brandon đã nghiên cứu hơn 100 mẫu phù du trong các năm 2009, 2013, 2014, 2015 và 2017, và nhận ra tất cả đều có chứa hạt nhựa bên trong dạ dày. Vấn đề nằm ở chỗ, phù du gần như là động vật cấp thấp nhất trong chuỗi thức ăn, nên chúng dễ dàng đưa hạt nhựa vào trong các loài động vật bậc cao hơn - từ rùa biển cho đến các loài cá, và rồi lọt vào cơ thể người.

Theo Dan Thornhill, giám đốc mảng Khoa học đại dương của NSF: "Dù rất nhiều người quan tâm đến hạt vi nhựa, chúng ta vẫn chỉ mới hiểu được quy mô và ảnh hưởng của chúng đến đại dương".

"Đây thực sự là những con số đáng ngại, nhất là khi hệ quả đến với môi trường và sức khỏe con người gần như chưa được biết đến".

Phát hiện gây shock: Lượng nhựa trên đại dương lớn hơn con số được ước tính đến cả triệu lần
Các hạt kim tuyến do tính chất siêu mỏng, chúng cực kỳ khó thu gom và rất dễ gây hại cho môi trường.

Chuyện về hạt vi nhựa đã được thế giới biết đến và có những lời cảnh báo cụ thể, đưa ra cả những lệnh cấm sử dụng hạt nhựa trong sản xuất hóa mỹ phẩm (kem đánh răng, sữa rửa mặt...). Bởi tính chất của nhựa mà sau khi lọt ra đại dương, vi nhựa cũng mất đến cả nghìn năm mới phân hủy được.

Tại Mỹ và Anh, thậm chí các hạt kim tuyến (glitter) dùng cho trang điểm cũng đang dần bị cấm sản xuất. Chúng vốn được làm từ nhựa được nhuộm màu và được bọc nhôm để tăng sự lấp lánh. Do tính chất siêu mỏng, chúng cực kỳ khó thu gom, và rất dễ gây hại cho môi trường. Và nếu tính cả glitter vào trong danh sách, hiện tại có tới 5,25 nghìn tỉ mảnh nhựa đang trôi nổi trên các đại dương, cao hơn ước tính trước đó hàng triệu lần.

Nhựa sẽ ở đó tới cả ngàn năm, có thể hấp thụ thêm hóa chất và ô nhiễm bên ngoài để khiến độc tính tăng lên cao hơn nữa. Và đặc biệt khi đã lọt vào chuỗi thức ăn, gần như chẳng ai có thể đề phòng được vì chúng quá nhỏ bé. Theo một số nghiên cứu gần đây, nước máy tại các nước phát triển cũng đã có xuất hiện hàm lượng glitter trong đó.

"Thực sự cần phải thay đổi cách nhìn nhận về nhựa trong xã hội: từ một loại rác thải cực kỳ phổ biến trở thành nguyên liệu có khả năng tái chế và có giá trị hơn".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Carbon dioxide trong nhà có thể khiến chúng ta đần đi và càng tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu

Carbon dioxide trong nhà có thể khiến chúng ta đần đi và càng tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu

Lượng khí CO2 trong khí quyển tăng vọt tác động đến sức khỏe của chúng ta theo nhiều cách.

Đăng ngày: 19/12/2019
Lần đầu tiên vệ tinh phát hiện, đo được rò rỉ khí ô nhiễm

Lần đầu tiên vệ tinh phát hiện, đo được rò rỉ khí ô nhiễm

Lần đầu tiên một vệ tinh giám sát ô nhiễm không khí toàn cầu đã phát hiện và đo được lượng khí metan rò rỉ từ một vụ nổ giếng khai thác khí ở Ohio (Mỹ).

Đăng ngày: 19/12/2019
Xác định thời điểm tan chảy của sông băng nhiệt đới ở kỷ băng hà cuối cùng

Xác định thời điểm tan chảy của sông băng nhiệt đới ở kỷ băng hà cuối cùng

Theo một nghiên cứu của đại học Dartmouth ở Hanover, New Hampshire, Mỹ, các sông băng nhiệt đới ở châu Phi và Nam Mỹ đã bắt đầu đồng loạt tan chảy vào thời kỳ cuối kỷ băng hà cuối cùng khoảng 20.000 năm trước.

Đăng ngày: 18/12/2019
Mưa đá to bằng nắm tay ở Australia

Mưa đá to bằng nắm tay ở Australia

Một trận mưa đá rất lớn hôm 13/12 đã xảy ra tại vùng đông nam bang Queensland khiến mùa màng, nhà dân và xe cộ bị hư hại nghiêm trọng.

Đăng ngày: 17/12/2019
Sông Đen dài 1000 dặm chảy dưới vịnh Greenland

Sông Đen dài 1000 dặm chảy dưới vịnh Greenland

Greenland mở rộng nền tảng cho gần 1.000 dặm (1.600 km) một thung lũng có thể chứa một con sông ngầm, vận chuyển nước từ Greenland đến khu vực phía Bắc bờ biển.

Đăng ngày: 16/12/2019

"Mặt Trời ma" sáng rực trên bầu trời Trung Quốc

Nhiều cư dân ở thành phố Khorgas phía tây khu tự trị Tân Cương trông thấy ba Mặt Trời lơ lửng ở đường chân trời vào chiều ngày 12/9.

Đăng ngày: 16/12/2019
Nhóm nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện

Nhóm nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện

Công trình của nhóm nghiên cứu Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) được kỳ vọng sẽ là giải pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện tại theo hướng thân thiện môi trường.

Đăng ngày: 15/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News