Phát hiện giếng gỗ gần 7.300 năm tuổi

Chiếc giếng cổ bằng gỗ sồi có thể là công trình bằng gỗ lâu đời nhất được biết đến trên thế giới.

Chiếc giếng cổ có hình dáng giống thùng gỗ cũ nát nhưng kỹ thuật xác định niên đại vòng cây chỉ ra gỗ sồi dùng để làm giếng được đốn cách đây 7.275 năm, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Archaeological Science.

Phát hiện giếng gỗ gần 7.300 năm tuổi
Giếng gỗ sồi ở gần thị trấn Ostrov. (Ảnh: Science Alert).

"Dựa trên dữ liệu vòng cây, chúng tôi có thể kết luận thân cây dùng để lấy gỗ bị chặt vào khoảng năm 5255 - 5256 trước Công nguyên", nhà nghiên cứu Jaroslav Peška ở Trung tâm khảo cổ Olomouc tại Cộng hòa Czech cho biết. "Các vòng trên thân cây cho phép chúng tôi ước tính chính xác với độ chênh lệch chỉ một năm".

Chiếc giếng được phát hiện và khai quật gần thị trấn Ostrov năm 2018 trong lúc thi công đường cao tốc D35 ở Cộng hòa Czech. Các mảnh sứ vỡ tìm thấy trong giếng có niên đại đầu thời Đồ đá mới. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về bất kỳ nhà dân nào ở gần đó, chứng tỏ chiếc giếng thuộc về cộng đồng dân cư ở cách đó khá xa.

Bên trong giếng chứa đầy bụi đất, vì vậy nhóm nghiên cứu phải hết sức cẩn thận khi di dời cổ vật. Chiếc giếng bao gồm 4 cọc gỗ sồi, mỗi cọc nằm ở một góc, ở giữa là những ván gỗ bằng phẳng. Miệng giếng khá vuông vắn với kích thước 80 x 80 cm. Giếng cao 140 cm và lòng giếng thông xuống tầng nước ngầm.

Ngay cả trong điều kiện ngập nước, gỗ dùng để làm giếng vẫn ở trong tình trạng đặc biệt tốt, có dấu vết của công cụ mài bằng đá, cho phép nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp vòng cây và đồng vị carbon để tính niên đại.

Chiếc giếng chưa được xác nhận là công trình bằng gỗ cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Có hơn 40 chiếc giếng cổ với mốc thời gian tương tự ở châu Âu. Một số giếng thậm chí ra đời sớm hơn như chiếc giếng ở Sajószentpéter, Hungary (năm 5400 - 5200 trước Công nguyên) và giếng ở Tiszakürt, Hungary (năm 5600 - 5400 trước Công nguyên). Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, những giếng này chưa được xác định niên đại dựa trên vòng cây, do đó kết quả tính tuổi không đáng tin cậy bằng giếng gỗ ở Ostrov.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lộ diện giữa công viên

Lộ diện giữa công viên "quái vật" chỉ xương đùi đã to hơn con người

Các thợ săn hóa thạch đã phải dùng một con ngựa to khỏe để có thể kéo khúc xương đùi của con quái vật khỏi mộ phần 150 triệu năm tại Công viên Bang Utah (Mỹ).

Đăng ngày: 03/02/2020
Phát hiện loài

Phát hiện loài "quái dị long" cổ xưa nhất

Hóa thạch 155 triệu năm tuổi ở bang Utah tiết lộ một loài khủng long ăn thịt đi bằng hai chân từng sinh sống ở phía tây Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 30/01/2020
Ta đã có thể nghe được giọng nói của xác ướp 3.000 năm tuổi

Ta đã có thể nghe được giọng nói của xác ướp 3.000 năm tuổi

Xác ướp 3.000 năm tuổi của một thầy tế Ai Cập vừa được trường Đại học Royal Holloway (London) nghiên cứu và tái tạo lại thành công giọng nói lúc sinh

Đăng ngày: 29/01/2020
Các nhà khoa học dùng thứ ánh sáng

Các nhà khoa học dùng thứ ánh sáng "sáng hơn Mặt Trời 10 tỷ lần" để đọc cuộn giấy cổ ngàn năm tuổi

Các nhà khoa học có được nội dung cuộn giấy hồi tháng Mười năm ngoái và dự kiến mất 6 tháng sẽ đọc xong. Vậy là khoảng 2 tháng nữa, ta sẽ biết cuộn giấy cổ viết gì.

Đăng ngày: 28/01/2020
Những nơi trên thế giới... đào đâu cũng thấy

Những nơi trên thế giới... đào đâu cũng thấy "quái vật"

Những địa danh này được xem như thánh địa của dân săn hóa thạch, nơi nhiều thế hệ quái vật lần lượt lộ diện.

Đăng ngày: 27/01/2020
Bí ẩn loài người cổ mang hàm răng mãnh thú

Bí ẩn loài người cổ mang hàm răng mãnh thú

Một dòng giống cổ xưa của loài người từng mang hàm răng to, khỏe như những con linh trưởng to lớn và dũng mãnh thời hiện đại.

Đăng ngày: 24/01/2020
Phát hiện nhà máy nấu rượu sake cổ nhất thế giới

Phát hiện nhà máy nấu rượu sake cổ nhất thế giới

Nhà máy nấu rượu sake 600 năm tuổi giữa sân ngôi đền cổ ở Kyoto được phát hiện tình cờ trong một dự án xây dựng.

Đăng ngày: 22/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News