Phát hiện giúp "vén màn bí ẩn" về Vương triều thứ 12 của Ai Cập

Ngày 2/10, một phái đoàn khảo cổ của Ai Cập và Đức đã công bố phát hiện đáng chú ý ở tỉnh Assuit, thuộc vùng Thượng Ai Cập.

Phát hiện giúp vén màn bí ẩn về Vương triều thứ 12 của Ai Cập
Quan tài con gái thống đốc Jifai-Hapi. (Ảnh minh họa).

Theo phóng viên tại Ai Cập, trong quá trình tìm kiếm hiện vật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện phòng chôn cất của một người phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu tên là Edi, con gái của Jifai-Hapi, Thống đốc Assuit trong thời kỳ trị vì của Pharaoh Senusret I thuộc Vương triều thứ 12 của Ai Cập cổ đại (từ năm 1991 - 1778 trước Công nguyên). Phòng chôn cất này được tìm thấy trong quá trình khai quật lăng mộ của Jifai-Hapi ở khu vực núi phía Tây Assuit, vốn được coi là khu chôn cất không thuộc hoàng gia lớn nhất thời kỳ đó ở Ai Cập cổ đại.

Theo Tổng Thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA) Mohamed Ismail, các nghiên cứu sơ bộ cho thấy người phụ nữ có tên Edi này qua đời trước 40 tuổi và bị khuyết tật bẩm sinh ở bàn chân. Lăng mộ chứa hai quan tài bằng gỗ được lồng vào nhau và sơn rất công phu. Cả hai đều được chạm khắc đầy đủ các nội dung mô tả hành trình đến thế giới bên kia. Những quan tài này cũng chứa các hũ đựng nội tạng và một số bức tượng gỗ.

Xác ướp tại phòng chôn cất này được tìm thấy trong tình trạng bị cắt rời và các hũ đựng nội tạng bị đập vỡ, cho thấy nơi này đã bị cướp bóc từ thời cổ đại.

Các nhà khảo cổ sẽ tiếp tục tiến hành cuộc khai quật bên trong khu lăng mộ và nghiên cứu sâu hơn về các di vật nhằm làm sáng tỏ câu chuyện về Thống đốc Jifai-Hapi và con gái ông, cũng như "vén bức màn bí ẩn" về thời đại lịch sử mà họ đã sống.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện tàn tích của xã hội nông nghiệp 5.000 năm tuổi lớn như thành Troy cổ đại

Phát hiện tàn tích của xã hội nông nghiệp 5.000 năm tuổi lớn như thành Troy cổ đại

Các nhà khảo cổ học ở Morocco đã phát hiện ra tàn tích của một xã hội nông nghiệp 5.000 năm tuổi, là di chỉ lâu đời nhất từng được phát hiện ở châu Phi bên ngoài Thung lũng sông Nile.

Đăng ngày: 12/10/2024
Bất ngờ phát hiện khu rừng cổ 15-30 triệu năm bị chôn vùi 6m dưới đất

Bất ngờ phát hiện khu rừng cổ 15-30 triệu năm bị chôn vùi 6m dưới đất

Khu rừng cổ được phát hiện ở độ sâu gần 6m dưới lòng đất tại nơi vốn trong hàng chục nghìn năm không có cây nào to ngoài cây bụi và thảm thực vật thấp khác.

Đăng ngày: 12/10/2024
Khu rừng hóa thạch 40.000 năm phát lộ sau bão

Khu rừng hóa thạch 40.000 năm phát lộ sau bão

Một khu rừng cổ đại hóa thạch xuất hiện trên bãi biển Badger ở Tasmania, dấy lên tranh cãi về nguồn gốc và tầm quan trọng của nó.

Đăng ngày: 10/10/2024
600 loài chim tuyệt chủng do con người, các hệ sinh thái tổn hại vô kể

600 loài chim tuyệt chủng do con người, các hệ sinh thái tổn hại vô kể

Nếu không có chiến lược bảo tồn hiệu quả, sự tuyệt chủng các loài chim sẽ gây hậu quả thảm khốc.

Đăng ngày: 10/10/2024
Vòng tròn đá bí ẩn có thể là đài thiên văn cổ nhất thế giới

Vòng tròn đá bí ẩn có thể là đài thiên văn cổ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ vòng tròn đá cổ đại Nabta Playa được sử dụng để xác định ngày hạ chí, báo hiệu mùa mưa sắp tới.

Đăng ngày: 09/10/2024
Campuchia phát hiện hóa thạch gỗ lâu đời nhất từ trước đến nay

Campuchia phát hiện hóa thạch gỗ lâu đời nhất từ trước đến nay

Các chuyên gia Campuchia vừa xác nhận việc phát hiện mẫu hóa thạch gỗ có niên đại lâu nhất từ trước đến nay tại nước này.

Đăng ngày: 09/10/2024
Dấu tay cổ đại trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng: Bằng chứng độc đáo về sự tiến hóa của loài người

Dấu tay cổ đại trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng: Bằng chứng độc đáo về sự tiến hóa của loài người

Những dấu tay và dấu chân được phát hiện trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng có niên đại từ 169.000 đến 226.000 năm trước.

Đăng ngày: 08/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News