Phát hiện hài cốt tu sĩ bị xiềng xích 1.500 năm

Hài cốt tu sĩ thời Đông La Mã bị trói bằng xích sắt quanh cổ, tay và chân nhiều khả năng do thực hiện khổ tu cực đoan.

Các nhà khảo cổ phát hiện hài cốt của một người đàn ông bị trói bằng xích sắt trong nhà thờ tại di chỉ khảo cổ Khirbat el-Masani, phía bắc Jerusalem, Ancient Origins hôm 4/1 đưa tin. Nhà thờ là một phần của tu viện do nhóm chuyên gia tại Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) phát hiện từ trước. Ngoài ra, tu viện này cũng có nơi nghỉ ngơi cho những người hành hương.


Hài cốt bị xiềng xích của một tu sĩ Đông La Mã được khai quật tại Khirbat el Masani. (Ảnh: IAA).

Hài cốt nằm trong ngôi mộ cạnh hai buồng kín nhỏ ở khu vực trung tâm nhà thờ, thuộc về một tu sĩ Đông La Mã chết cách đây khoảng 1.500 năm. Tu sĩ bị xích bằng vòng sắt quanh cổ, bàn tay và bàn chân. Nhiều khả năng người này đã thực hiện khổ tu cực đoan.

Việc khổ tu để đạt được sự cứu rỗi hoặc chuộc tội cho bản thân và những người khác được nhấn mạnh trong Cơ Đốc giáo truyền thống. Quá trình này bao gồm nhịn ăn và tiết chế dục lạc. Những ẩn sĩ và nhà khổ hạnh Cơ Đốc giáo đầu tiên chủ yếu sống ở sa mạc Scetes, khu vực Ai Cập thuộc La Mã.

Theo thời gian, các hình thức khổ tu cực đoan hơn đã phát triển ở Cơ Đốc giáo phía đông, đặc biệt là tại Syria vào khoảng thế kỷ 4 và 5. Quá trình này gồm các hành vi như biệt giam, xích cơ thể vào đá hoặc trong buồng giam, chỉ sống nhờ ăn cỏ, gây đau đớn cho cơ thể, từ bỏ vệ sinh cá nhân và tự nguyện chịu đựng.

Giới chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng khảo cổ về sự lan rộng của những hành vi cực đoan này về phía nam, ít nhất là tới Jerusalem, trong thời kỳ đế quốc Đông La Mã thống trị từ năm 313 - 636. Cơ Đốc giáo trở nên phổ biến tại Israel cổ đại trong thời gian này và nhiều nhà thờ mọc lên ở Jerusalem, Nazareth và Galilee.

Tuy nhiên, việc phát hiện hài cốt người bị xiềng xích tại Khirbat el-Masani vô cùng bất thường. Đây mới chỉ là hài cốt xiềng xích thứ hai được tìm thấy xung quanh Jerusalem. Điều này cho thấy, việc xiềng xích như một cách khổ tu cực đoan không diễn ra phổ biến tại khu vực này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"

'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Đăng ngày: 30/06/2025
Khủng long làm

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?

Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Đăng ngày: 30/06/2025
Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài

Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Đăng ngày: 30/06/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều chưa biết về khủng long

Những điều chưa biết về khủng long

Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tìm thấy

Tìm thấy "tiên dược" trong mộ cổ bề thế, chuyên gia phẫn nộ: Hàng nghìn năm sau cũng không dung thứ!

Nam Kinh được mệnh danh là "Lục triều cố đô". Các triều đại đặt tại kinh đô Nam Kinh hầu hết đều yên bình nhưng văn hóa lại vô cùng phát triển.

Đăng ngày: 27/06/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News