Phát hiện hai loại gen dẫn tới chứng bệnh mù lòa
Nhóm các nhà khoa học Singapore vừa phát hiện ra hai gen thuộc gia đình collagen có mối liên hệ chặt chẽ với độ dày màng sừng trung tâm (CCT), một yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp - nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới chứng mù lòa không thể chữa được trên toàn thế giới.
Cấu tạo của mắt. (Ảnh minh họa; nguồn: Internet)
Các nhà khoa học này đã nghiên cứu hồ sơ bệnh án của hơn 5.000 người bị ảnh hưởng thị lực kém và các bệnh chính liên quan đến mắt ở các nhóm thiểu số khác nhau tại Singapore.
Phát hiện các gen ảnh hưởng quyết định đến CCT ở con người mang tính chất cốt lõi nhằm giúp chúng ta hiểu kỹ hơn cơ chế liên kết giữa CCT và bệnh tăng nhãn áp.
Đây được coi là nghiên cứu lớn nhất và chưa từng có về sự liên kết rộng rãi hệ gen (GWAS) đối với CCT ở Singapore.
Nghiên cứu này đã được các nhà khoa học thuộc Viện Hệ gene Singapore, Viện Khoa học, công nghệ và nghiên cứu Singapore, Viện Nghiên cứu Mắt Singapore, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Y Duke-NUS cùng các nhà khoa học Mỹ và Australia hợp tác thực hiện.