Phát hiện hai loài gừng mới ở Myanmar
Các nhà khoa học từ Vườn Thực vật Nhiệt đới Xishuangbanna (XTBG) công bố phát hiện hai loài mới thuộc họ Gừng ở bang Kachin.
Trong cuộc điều tra về thực vật có hoa ở miền bắc Myanmar, nhóm nghiên cứu từ XTBG đã tìm thấy hai mẫu vật thuộc họ Gừng với nhiều đặc điểm khác thường ở thị trấn Putao, bang Kachin. Những phân tích và so sánh chi tiết về hình thái cho thấy chúng là những loài chưa từng được biết tới trong chi Amomum.
Hai loài mới được đặt tên là Amomum erythranthum và Amomum ampliflorum. Chúng đều mọc ở nơi có bóng râm bên trong những khu rừng nhiệt đới trên núi và ra hoa vào tháng 4.
A. erythranthum được tìm thấy ở độ cao 900 - 1.100 m, về mặt hình thái trông khá giống hai loài họ hàng là A. subulatum and A. nimkeyense. Chúng đều có hoa màu vàng nhưng A. erythranthum có ống tràng đỏ, quả đỏ với nhiều lông tơ.
Hoa của loài Amomum erythranthum. (Ảnh: Phys).
Trong khi đó, A. ampliflorum mọc ở độ cao thấp hơn, khoảng 850 - 1.000 m. Hoa của chúng có màu trắng, tương tự loài A. max , A. dealbatum và A. odontocarpum, nhưng có kích thước lớn hơn và thời gian nở cũng lâu hơn.
Hoa của loài Amomum ampliflorum. (Ảnh: Phys).
Họ Gừng, tên khoa học Zingiberaceae, bao gồm 53 chi và 1.377 loài. Trong đó, Amomum là chi lớn thứ hai với khoảng 150 – 180 loài. Phát hiện mới của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí thực vật Phytotaxa.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
