Phát hiện hai loài khủng long to gần bằng cá voi xanh ở Trung Quốc

Các nhà khoa hoc đã xác nhận việc phát hiện ra hai loài khủng long khổng lồ ở phía Tây Bắc Trung Quốc bằng các hóa thạch của loài này.

Theo đó, một số hóa thạch đã được phát hiện tại Trung Quốc những năm gần đây. Trong đó có khu vực Tân Cương và lưu vực Turpan-Hami. Các hóa thạch bao gồm một số loài pterosaurs (bò sát bay), trứng và phôi được bảo quản. Các mảnh hóa thạch của đốt cột sống mà những nhà khoa học tìm thấy được xác định là của 3 loài khủng long bí ẩn thời xa xưa.

Phát hiện hai loài khủng long to gần bằng cá voi xanh ở Trung Quốc
Hình minh họa của một nghệ sĩ về hai loài khủng long Silutitan sinensis (trái) và Hamititan xinjiangensis (phải).

Nghiên cứu chuyên sâu, các nhà nghiên cứu khẳng định 2 trong số 3 mẫu vật là từ những loài chưa từng được biết đến trước đây. Những loài này được đặt tên là Silutitan sinensis và Hamititan xinjiangensis (dựa theo tên “Con đường tơ lụa” và dấu hiệu về khu vực mà hóa thạch được tìm thấy). Các nhà khoa học đều kết hợp từ "titan" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "khổng lồ" để ám chỉ đến kích thước to lớn của chúng.

Mẫu vật Silutitan ước tính dài hơn 20m. Mẫu vật Hamititan dài 17m. Điều này minh chứng cho việc những con khủng long lớn gần bằng cá voi xanh, loài có chiều dài từ 23-30m. Kích thước của mỗi loài được cho là phụ thuộc vào nơi chúng sinh sống.

Theo các thông tin được công bố, các mảnh hóa thạch có niên đại từ đầu Kỷ Phấn Trắng (khoảng 120 – 130 triệu năm trước). Cả 2 loài mới đều thuộc họ sauropod, một nhóm khủng long ăn thực vật được biết đến với chiếc cổ dài đặc trưng. Đồng thời, đây từng là những động vật trên cạn lớn nhất trên trái đất từng tồn tại. “Các phát hiện này đã làm tăng sự đa dạng của hệ động vật cũng như thông tin về động vật chân sau của Trung Quốc", nghiên cứu cho biết.

Một loài thứ 3 mà các nhà nghiên cứu tìm ra không phải là loài mới. Mà có thể là loài sauropod somphospondylan, một nhóm khủng long sống từ cuối kỷ Jura đến cuối kỷ Phấn Trắng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một số khám phá ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, làm sáng tỏ hơn về sự đa dạng của các loài chân sau ở Đông Á. Mặc dù vậy, vẫn còn tranh cãi về mối quan hệ giữa các loài và phân loại đơn vị của chúng.

Trung Quốc đang trải qua thời kỳ hoàng kim của cổ sinh vật học, với những khám phá hóa thạch thú vị nằm rải rác trên khắp đất nước. Đầu năm nay, một hóa thạch khủng long được tìm thấy khi đang ngồi trên ổ trứng có phôi hóa thạch ở Đông Nam Trung Quốc. Trong khi đó, một loài mới khác được phát hiện ở Đông Bắc Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã lời nguyền

Giải mã lời nguyền "quốc bảo" trâu sắt đúc 1200 năm trước trồi lên từ dưới lòng sông

Bảo vật quốc gia " thiết ngưu" nặng tới 70 tấn này được đặt nằm lộ thiên ven sông, suốt nhiều năm vẫn không ai đưa vào viện bảo tàng. Vì sao vậy?

Đăng ngày: 13/08/2021
Cả rừng gỗ hóa thạch 200 triệu tuổi lộ diện, chỉ một mảnh khắc tượng Phật cũng trị giá hơn 2 tỷ đồng!

Cả rừng gỗ hóa thạch 200 triệu tuổi lộ diện, chỉ một mảnh khắc tượng Phật cũng trị giá hơn 2 tỷ đồng!

Những miếng hóa thạch gỗ này thậm chí còn có tuổi đời ngang ngửa những chú khủng long.

Đăng ngày: 13/08/2021
Phát hiện phòng ăn được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên

Phát hiện phòng ăn được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên

Tại thành phố cổ Zeugma (Thổ Nhĩ Kỳ) các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hai căn phòng được khắc bằng đá, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 12/08/2021
Bí ẩn

Bí ẩn "giới tính đảo ngược" tiết lộ bởi kho báu Viking ngàn năm

Phát hiện mới có thể khiến chúng ta phải xem xét lại bức tranh thực về xã hội của người Viking - những chiến binh đội mũ sắt có sừng huyền thoại.

Đăng ngày: 12/08/2021
Các nhà nghiên cứu đã giải mã nhóm máu của người cổ Neanderthal và Denisovan

Các nhà nghiên cứu đã giải mã nhóm máu của người cổ Neanderthal và Denisovan

Tộc người cổ Neanderthal và Denisovan đã tuyệt chủng sống cách đây 40.000 đến 100.000 năm, giờ đây đã được giải mã.

Đăng ngày: 11/08/2021
Phát hiện loài dực long lớn nhất Australia, sải cánh lên tới 7m

Phát hiện loài dực long lớn nhất Australia, sải cánh lên tới 7m

Hóa thạch hơn 100 triệu năm tuổi ở bang Queensland tiết lộ một loài dực long khổng lồ mới có sải cánh ước tính rộng tới 7 m.

Đăng ngày: 11/08/2021
Mất tới 24 năm, giới khoa học mới có thể phân biệt được đâu là đầu và đâu là đuôi của con vật này!

Mất tới 24 năm, giới khoa học mới có thể phân biệt được đâu là đầu và đâu là đuôi của con vật này!

Có một sinh vật thời tiền sử đã khiến cho các nhà khoa học phải mất hàng thập kỷ chỉ để tìm ra đâu là bụng, đâu là lưng, đâu là đầu đâu là đuôi.

Đăng ngày: 10/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News