Phát hiện hành tinh chỉ mất 3,2 ngày quay quanh sao chủ
Các nhà thiên văn học tìm thấy một ngoại hành tinh kiểu "sao Mộc nóng" quay rất nhanh xung quanh một ngôi sao cách xa 725 năm ánh sáng.
Ngoại hành tinh được gọi là TOI-1789b nằm rất gần ngôi sao TOI-1789 già cỗi, chỉ cách 0.05 đơn vị thiên văn (AU), tương đương 1/10 khoảng cách từ Mặt trời tới sao Thủy, theo Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ.
Mô phỏng ngoại hành tinh TOI-1789b. (Ảnh: Sci-News)
Các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật lý (PRL) do Giáo sư Abhijit Chakraborty dẫn đầu đã dành ba tháng theo dõi TOI-1789b bằng máy quang phổ PARAS tại Đài thiên văn Abu ở bang Rajasthan, Ấn Độ và nhận thấy thiên thể chỉ mất 3,2 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Trong khi đó, sao Thủy mất 88 ngày để quay quanh Mặt trời.
TOI-1789b là một hành tinh khí khổng lồ giống sao Mộc, còn được gọi là "sao Mộc nóng". Do nằm rất gần sao chủ, nó có bề mặt bị đốt nóng tới 1.727°C và đang giãn nở.
Đó là lý do tại sao thiên thể có bán kính lớn gấp 1,4 lần sao Mộc dù cho khối lượng chỉ bằng 70%. Điều này khiến nó trở thành một trong những hành tinh có mật độ thấp nhất từng được biết đến, khoảng 0,31 g/m3. Để so sánh, sao Mộc có mật độ 1,33 g/cm³.
Ngôi sao TOI-1789, nặng gấp 1,5 lần Mặt trời, được cho là đang bước vào giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa. Khám phá này bởi vậy có ý nghĩa rất đặc biệt.
"Việc phát hiện một hệ thống như TOI-1789 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các cơ chế thổi phồng của sao Mộc nóng, cũng như mang đến cơ hội nghiên cứu quá trình tiến hóa của các ngôi sao và hành tinh xoay quanh", Chakraborty chia sẻ.
Chi tiết nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Monthly Notices của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất
Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì
