Phát hiện hành tinh có thể ở được cách Trái đất 40 năm ánh sáng

Các nhà khoa học phát hiện ngoại hành tinh Gliese 12 b nằm trong chòm sao Pisces có điều kiện phù hợp với sự sống.

Nhóm nghiên cứu mô tả phát hiện Gliese 12 b trong bài báo hôm 23/5 trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. Hành tinh này hơi nhỏ hơn Trái đất và lớn tương đương sao Kim, có nhiệt độ bề mặt ước tính 42 độ C. Mức nhiệt đó ấm hơn so với Trái đất (15 độ C) nhưng mát hơn nhiều ngoại hành tinh đã quan sát khác, cho phép nước lỏng chảy trên bề mặt. Các nhà nghiên cứu suy đoán Gliese 12 b có thể có khí quyển giống Trái đất hoặc sao Kim, không có khí quyển hoặc thậm chí có khí quyển không giống bất kỳ loại nào từng biết trước đây.


Mô phỏng bề mặt của ngoại hành tinh Gliese 12 b. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/R. Hurt).

"Gliese 12 b là một trong những mục tiêu nghiên cứu tốt nhất để tìm hiểu liệu hành tinh lớn ngang Trái đất quay quanh ngôi sao mát có thể duy trì khí quyển hay không. Đây là bước thiết yếu để tăng cường hiểu biết về khả năng tồn tại sự sống trên các hành tinh trong thiên hà", Shishir Dholakia, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Trung tâm vật lý thiên văn tại Đại học Nam Queensland ở Australia, cho biết.

Một yếu tố quan trọng để hành tinh duy trì khí quyển là mức độ hoạt động của sao chủ. Sao lùn đỏ như Gliese 12, có xu hướng hoạt động từ trường, vì vậy theo định kỳ chúng tạo ra lóa tia X cực mạnh. Tuy nhiên, Gliese 12 không hoạt động như vậy, làm tăng khả năng khí quyển của Gliese 12 b vẫn còn nguyên vẹn.

"Khí quyển ban đầu của Trái đất và sao Kim bị mất đi, sau đó khôi phục thông qua khí gas thoát ra từ núi lửa và va chạm với thiên thể trong hệ Mặt Trời. Ngày nay, Trái đất có sự sống nhưng sao Kim thì không. Do Gliese 12 b có nhiệt độ trong khoảng giữa Trái đất và sao Kim, khí quyển của nó sẽ giúp chúng ta biết thêm nhiều về hành trình phát triển sự sống của các hành tinh", Larissa Palethorpe, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Edinburgh và Đại học London, cho biết.

Các nhà nghiên cứu phát hiện Gliese 12 b nhờ sử dụng quan sát từ Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS) của NASA. Tính đến nay, TESS đã tìm thấy hơn 440 ngoại hành tinh. Gliese 12 b nằm trong nhóm nhỏ ngoại hành tinh lớn cỡ Trái đất có nhiệt độ ôn hòa, đủ gần để nghiên cứu chi tiết khí quyển. Theo Dholakia, do Gliese 12 b nhận được lượng ánh sáng trong khoảng mà Trái đất và sao Kim nhận được từ Mặt trời, nó rất hữu ích để lấp đầy khoảng cách giữa hai hành tinh này trong hệ. Gliese 12 b có thể giúp giới nghiên cứu nhận biết những ngoại hành tinh có điều kiện tương tự Trái đất, dấy lên hy vọng về tiềm năng tồn tại sự sống trên hành tinh có nhiệt độ ôn hòa quay quanh ngôi sao mát trong dải Ngân Hà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 01/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News