Phát hiện hành tinh lạ có tới 4 “ông Mặt trời”
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh mới cách Trái đất 125 năm ánh sáng sở hữu tới bốn Mặt trời.
Mới đây, kết quả quan sát thu được từ Đài Thiên văn Palomar, San Diego, Calif, Mỹ giúp các chuyên gia có được phát hiện đáng kinh ngạc: một hành tinh mới trong vũ trụ được chiếu sáng bởi 4 Mặt trời.
>>Bí ẩn chưa biết về những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời
Cụ thể, hành tinh này và 4 Mặt trời của nó được gọi chung là 30 Ari. Đây là hệ thống gồm 4 sao và một hành tinh cách Trái đất khoảng 136 năm ánh sáng, trong đó khoảng cách từ hành tinh chính tới địa cầu là 125 năm ánh sáng.
Hành tinh kì lạ nằm ở trung tâm khuôn hình có tới 4 Mặt trời khác nhau xung quanh
Điểm đặc biệt của hành tinh trên, đó là việc nó nằm trong quỹ đạo của 4 Mặt trời khác nhau. Khoảng cách từ hành tinh này tới Mặt trời gần nhất (gọi là sao 30 Ari B) cũng gấp gần 30 lần quãng đường từ Trái đất tới Mặt trời (gần 4,4 tỷ km). Thời gian ước tính để hoàn thành một vòng quay xung quanh 30 Ari B của hành tinh chính là 355 ngày.
Xét về kích thước, hành tinh 4 Mặt trời lớn gấp khoảng 10 lần sao Mộc nhưng không hề có bề mặt cho phép tàu vũ trụ hạ cánh. Thực tế, nó đã phát hiện từ cách đây vài năm. Tuy nhiên, thời điểm đó các nhà thiên văn chỉ nhìn thấy được 3 Mặt trời xung quanh hành tinh này mà thôi.
Sơ đồ hệ thống 30 Ari do NASA cung cấp
Cho tới mới đây, với việc ứng dụng hệ thống quan sát Robo-AO kết hợp PALM- 3000, Mặt trời thứ tư của hành tinh chính mới được phát hiện. Qua đó, 30 Ari trở thành hệ thống hành tinh với 4 Mặt trời thứ hai từng được phát hiện trong vũ trụ. Hành tinh đầu tiên sở hữu tính chất tương tự, đó là KIC 4862625 được phát hiện cách đây khoảng 3 năm.
Hệ thống hành tinh KIC 4862625 được phát hiện năm 2012
Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục những nghiên cứu để giải mã hệ thống hành tinh mới này. Trong đó, giới chuyên gia tập trung nhiều nhất vào vấn đề: tại sao một hành tinh lực kéo của 4 Mặt trời khác nhau vẫn có thể giữ được ổn định?
Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Astronomical Journal.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
