Phát hiện hành tinh siêu nóng có nhiệt độ lên tới 2.700 độ C
Hành tinh TOI-1431b nằm cách Trái đất 490 năm ánh sáng và có nhiệt độ cao hơn điểm nóng chảy của phần lớn kim loại.
Nhà vật lý thiên văn Brett Addison tại Trung tâm Vật lý thiên văn thuộc Đại học Nam Queensland cùng các cộng sự quốc tế phát hiện hành tinh kích thước lớn TOI-1431b cách Trái đất khoảng 490 năm ánh sáng, Cnet hôm 27/4 đưa tin. Nó có khối lượng gấp 3 lần sao Mộc - hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời.
TOI-1431b là một trong những hành tinh nóng nhất từng được phát hiện. (Ảnh: Đại học Nam Queensland).
TOI-1431b nằm rất gần sao chủ nên thời gian hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ là 2,5 ngày. Điều này cũng khiến nó trở thành một trong số những hành tinh nóng nhất từng được phát hiện. "Loại hành tinh đặc biệt nóng này được gọi là sao Mộc siêu nóng. Chúng khá hiếm", Addison cho biết.
"Đây là một thế giới cực kỳ khắc nghiệt, nhiệt độ ban ngày khoảng 2.700 độ C và nhiệt độ ban đêm khoảng 2.300 độ C, không sinh vật sống nào có thể tồn tại trong khí quyển. Trên thực tế, nhiệt độ ban đêm của hành tinh này là mức nhiệt cao thứ hai từng được ghi nhận", ông bổ sung.
TOI-1431b được phát hiện lần đầu bởi vệ tinh TESS của NASA. Sau đó, Addison sử dụng kính viễn vọng trên quần đảo Canary để thu thập thêm dữ liệu và xác nhận sự tồn tại của hành tinh này.
"Ví dụ thực tế về độ nóng của TOI-1431b là nó nóng hơn điểm tan chảy của đa số kim loại và hơn cả dung nham nóng chảy. Thực tế, nhiệt độ ban ngày của hành tinh này cao hơn 40% ngôi sao trong dải Ngân Hà. Nhiệt độ hành tinh này tiệm cận với mức nhiệt của khí xả ra từ động cơ tên lửa", Addison nói.
Ngoài ra, TOI-1431b còn một điểm độc đáo khác là có quỹ đạo nghịch, nghĩa là di chuyển theo chiều ngược lại với chiều tự quay của sao chủ. "Phát hiện mới mang lại cơ hội lớn để nghiên cứu khí quyển của các hành tinh loại này, qua đó hiểu thêm về quá trình chúng hình thành và di chuyển", Addison nhận xét.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
