Tìm ra "hành tinh thứ 9" đáng sợ, đang gây rối ở rìa Hệ Mặt trời
Một bóng ma kỳ lạ đang kéo vật chất ở Đám mây Oort ngoài rìa hệ Mặt trời vào gần Sao Hải Vương, đó có thể chính là hành tinh thứ 9 huyền thoại.
Nghiên cứu công bố trên the Astronomical Journal cho biết những hiện tượng kỳ lạ xảy ra với 6 vật thể "xuyên Sao Hải Vương" (ETNOs) là bằng chứng cho sự tồn tại của một "hành tinh thứ 9" đáng sợ.
Hành tinh thứ 9 - (Ảnh đồ họa từ NASA).
Nhóm tác giả - hai nhà thiên văn học Konstantin Batygin và Michael Brown từ Viện Công nghệ California (Caltech) cho biết các ETNOs này có quỹ đạo hình elip khổng lồ, điểm gần Mặt trời nhất xa hơn 30 đơn vị thiên văn (AU) một chút, điểm xa nhất lên đến hơn 150 AU. 1 AU chính là khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất.
Nghiên cứu trên hàng loạt các mô phỏng từ dữ liệu mà NASA thu thập được từ các ETNOs cho thấy ảnh hưởng trọng trường của một hành tinh khổng lồ đã gây nên quỹ đạo kỳ lạ này. Để chứng minh thêm, họ mở rộng nghiên cứu với số ETNOs lên tới 19. Nghiên cứu thứ 2 vừa được công bố trực tuyến, chuẩn bị xuất bản trên The Astrophysical Journal Letters.
Công trình mới cho rằng Đám mây Oort – vành đai vật thể bí ẩn ở rìa Hệ Mặt trời, chiếm lĩnh vùng không gian từ 2.000 đến 200.000 AU - không chỉ là một tập hợp các vật thể nhỏ, lơ lửng cố định. Một số chúng đã di chuyển vào trong và trở thành ETNOs. Chính lực hấp dẫn của hành tinh thứ 9, thứ vẫn như một bóng ma, không thể nhìn thấy, đã làm nên điều đó. Như vậy bản thân hành tinh thứ 9 cũng phải có một quỹ đạo elip thuôn dài, do đó cũng khó để quan sát trực tiếp hơn.
Tuy nhiên theo Sciences Alert, các nhà nghiên cứu hướng tới mục tiêu gần hơn: nghiên cứu thành phần các ETNOs mà họ nghi ngờ, thông qua các sứ mệnh không gian đang được triển khai cho vùng không gian bên ngoài Sao Hải Vương. Nếu chứng minh được một số ETNOs có nguồn gốc từ Đám mây Oort, họ có thể "áp sát" hành tinh thứ 9.

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?
Một nhóm các nhà vật lý quyết định ước tính xem chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đến được các hệ sao khác trong Dải Ngân hà bằng các tàu vũ trụ hiện có.

Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?
Vũ trụ có thể tồn tại những "vết nứt", là hệ quả từ vụ nổ Big Bang.

Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?
Những đêm tối trăng, trời trong sáng, đứng chỗ quang đãng bạn sẽ thấy các ngôi sao nhấp nháy trên màn trời đen.

Vùng siêu rỗng của không gian và những vật thể kỳ lạ nhất vũ trụ
Trái đất là nơi đặc biệt vì có sự sống và nền văn minh phát triển, nhưng vũ trụ còn nhiều vật thể thú vị khác mà có thể bạn chưa nghe đến.
