Phát hiện hố đen sao lớn nhất từ trước đến nay trong Dải Ngân hà

Một nghiên cứu công bố ngày 16/4 cho biết các nhà thiên văn học đã xác định được một hố đen sao lớn chưa từng có trong Dải Ngân hà.

Phát hiện hố đen sao lớn nhất từ trước đến nay trong Dải Ngân hà
Ước tính khối lượng của hố đen BH3 lớn gấp 33 lần khối lượng Mặt trời. (Ảnh: theguardian.com).

Nhà thiên văn học Pasquale Panuzzo từ Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS) thuộc Đài thiên văn Paris (Pháp) cho biết, hố đen nói trên có tên Gaia BH3, được phát hiện một cách tình cờ nhờ dữ liệu mà Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thu thập được trong sứ mệnh Gaia. Ông Panuzzo cho biết các nhà khoa học đã phát hiện BH3, khi quan sát thấy chuyển động “lắc lư” của một ngôi sao đang quay xung quanh hố đen. Ngôi sao này có kích thước tương đương 75% khối lượng của Mặt trời, nhưng lại sáng hơn so với Mặt trời.

Hố đen BH3 nằm trong chòm sao Thiên Ưng (Aquila), cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng. Do kính viễn vọng Gaia có thể xác định vị trí chính xác của các ngôi sao, các nhà thiên văn học có thể nắm được quỹ đạo và ước tính được khối lượng của BH3 lớn gấp 33 lần khối lượng Mặt trời. Các hình ảnh từ kính viễn vọng đã xác nhận rằng đây là hố đen có khối lượng lớn hơn bất kỳ hố đen sao nào khác trong Dải Ngân hà.

Các hố đen sao được tạo ra khi các ngôi sao khổng lồ sụp đổ vào cuối vòng đời. Hố đen này nhỏ hơn các hố đen siêu khối lượng mà các nhà khoa học hiện chưa xác định được nguồn gốc hình thành. Theo ông Panuzzo, trước đây, các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được những hố đen lớn như vậy tại các thiên hà xa xôi thông qua sóng hấp dẫn.

BH3 được xác định là một hố đen không còn hoạt động, có vị trí quá xa so với ngôi sao đồng hành, từ đó không phát ra luồng tia X và gây khó khăn cho việc phát hiện.

Trước đó, kính viễn vọng Gaia cũng đã xác định được 2 hố đen không hoạt động khác trong Dải Ngân hà là hố đen BH1 và BH2. Sứ mệnh Gaia được triển khai cách Trái đất 1,5 triệu km trong suốt một thập kỷ. Năm 2022, sứ mệnh này đã cung cấp bản đồ 3D về vị trí và chuyển động của hơn 1,8 tỷ ngôi sao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật giật mình về “trái tim sự sống” của sao Diêm Vương

Sự thật giật mình về “trái tim sự sống” của sao Diêm Vương

Vùng đất mà các nhà khoa học nghi ngờ che giấu một đại dương ngầm có sự sống của Sao Diêm Vương đã được hình thành một cách tàn khốc.

Đăng ngày: 18/04/2024
Giới khoa học phát hiện sao Thiên Vương không hoàn toàn chứa đầy băng

Giới khoa học phát hiện sao Thiên Vương không hoàn toàn chứa đầy băng

Các nhà khoa học đã tìm thấy khí methane ở sâu bên trong Sao Thiên Vương, cho thấy hành tinh xanh này chứa nhiều khí hơn so với suy nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 17/04/2024
Tiểu hành tinh 610m lao đến Trái đất, tối nay có thể nhìn thấy

Tiểu hành tinh 610m lao đến Trái đất, tối nay có thể nhìn thấy

Tiểu hành tinh 2013 NK4 được xếp vào nhóm " có khả năng gây nguy hiểm" vừa có cú áp sát Trái Đất.

Đăng ngày: 16/04/2024
Bắt được sóng hấp dẫn từ vật thể chưa từng biết

Bắt được sóng hấp dẫn từ vật thể chưa từng biết

Những gợn sóng không - thời gian mãnh liệt từ vụ va chạm giữa một sao neutron và một vật thể bí ẩn đã khiến các nhà khoa học bối rối.

Đăng ngày: 16/04/2024
Công nghệ tấm chắn điện động lực đối phó bụi Mặt trăng

Công nghệ tấm chắn điện động lực đối phó bụi Mặt trăng

Đội ngũ nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy thuộc NASA (Mỹ) đang suy nghĩ nhiều phương pháp sáng tạo để ứng dụng công nghệ Tấm chắn bụi điện động lực (ESD).

Đăng ngày: 16/04/2024
Tàu NASA đụng độ cấu trúc lạ bao vây Hệ Mặt trời

Tàu NASA đụng độ cấu trúc lạ bao vây Hệ Mặt trời

Ở nơi tưởng chừng là tận cùng của Thái Dương hệ, tàu NASA New Horizons đã phát hiện dấu hiệu của một " Vành đai Kuiper thứ hai".

Đăng ngày: 15/04/2024
Hành trình chinh phục vũ trụ để ngắm nhìn Trái đất không biên giới

Hành trình chinh phục vũ trụ để ngắm nhìn Trái đất không biên giới

Gạt qua những khác biệt, bất đồng về quan điểm chính trị, nhiều cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc, hay Nhật Bản vẫn hợp tác để mang tới cho nhân loại nhiều thành tựu quan trọng trong khám phá vũ trụ.

Đăng ngày: 15/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News