Giới khoa học phát hiện sao Thiên Vương không hoàn toàn chứa đầy băng

Các nhà khoa học đã tìm thấy khí methane ở sâu bên trong sao Thiên Vương, cho thấy hành tinh xanh này chứa nhiều khí hơn so với suy nghĩ trước đây.

Theo trang Daily Mail (Anh), các thử nghiệm ban đầu trên sao Thiên Vương cho thấy hành tinh này chủ yếu được tạo thành từ khí heli, hydro và methane, nhưng nghiên cứu mới đã phát hiện ra những điều kỳ lạ vượt ngoài kỳ vọng trước đó.

Giới khoa học phát hiện sao Thiên Vương không hoàn toàn chứa đầy băng
Sao Thiên Vương. (Ảnh minh hoạ: Shutterstock).

Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Israel và Đại học California Santa Cruz tiết lộ rằng mặc dù phát hiện cho thấy sao Thiên Vương được tạo thành hoàn toàn từ băng, nhưng thực ra hành tinh này có khoảng 10% khí methane.

Điều kỳ lạ về khí methane là nó không ở dạng khí mà bị đóng băng hoặc nhão và nằm trong lõi của sao Thiên Vương.

Nghiên cứu cho rằng việc phân loại sao Thiên Vương là hành tinh băng khổng lồ có thể không còn chính xác và lượng khí methane lớn như vậy có thể là yếu tố giúp hình thành nên hành tinh này.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra hàng trăm nghìn mô hình bên trong sao Thiên Vương và xác định mô hình giống về khối lượng và bán kính của hành tinh này. Mỗi mô hình có hàm lượng methane, heli và hydro khác nhau. Họ khẳng định các mô hình có nhiều nguyên tố khí giống với sao Thiên Vương nhất.

Các nhà khoa học chưa có nhiều thông tin về sao Thiên Vương do hành tinh này nằm cách Trái đất 3 tỷ km. Tuy nhiên, do Hệ Mặt Trời chuyển động liên tục nên khoảng cách này thay đổi hàng ngày.

Trong lịch sử, chỉ có duy nhất tàu vũ trụ Voyager 2 bay qua sao Thiên Vương vào những năm 1980. Từ đó tới nay, các nhà khoa học luôn tin rằng hành tinh này được tạo thành hoàn toàn từ băng.

Tuy nhiên, phát hiện mới này có thể làm sáng tỏ điều chưa biết về hành tinh xa xôi này, cũng như những hành tinh khổng lồ gần nó, bao gồm cả sao Hải Vương. Đây cũng là manh mối giúp các nhà khoa học xác minh cách thức hình thành và giải thích rõ hơn về những nguyên tố cấu tạo nên hành tinh này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tiểu hành tinh 610m lao đến Trái đất, tối nay có thể nhìn thấy

Tiểu hành tinh 610m lao đến Trái đất, tối nay có thể nhìn thấy

Tiểu hành tinh 2013 NK4 được xếp vào nhóm " có khả năng gây nguy hiểm" vừa có cú áp sát Trái Đất.

Đăng ngày: 16/04/2024
Bắt được sóng hấp dẫn từ vật thể chưa từng biết

Bắt được sóng hấp dẫn từ vật thể chưa từng biết

Những gợn sóng không - thời gian mãnh liệt từ vụ va chạm giữa một sao neutron và một vật thể bí ẩn đã khiến các nhà khoa học bối rối.

Đăng ngày: 16/04/2024
Công nghệ tấm chắn điện động lực đối phó bụi Mặt trăng

Công nghệ tấm chắn điện động lực đối phó bụi Mặt trăng

Đội ngũ nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy thuộc NASA (Mỹ) đang suy nghĩ nhiều phương pháp sáng tạo để ứng dụng công nghệ Tấm chắn bụi điện động lực (ESD).

Đăng ngày: 16/04/2024
Tàu NASA đụng độ cấu trúc lạ bao vây Hệ Mặt trời

Tàu NASA đụng độ cấu trúc lạ bao vây Hệ Mặt trời

Ở nơi tưởng chừng là tận cùng của Thái Dương hệ, tàu NASA New Horizons đã phát hiện dấu hiệu của một " Vành đai Kuiper thứ hai".

Đăng ngày: 15/04/2024
Hành trình chinh phục vũ trụ để ngắm nhìn Trái đất không biên giới

Hành trình chinh phục vũ trụ để ngắm nhìn Trái đất không biên giới

Gạt qua những khác biệt, bất đồng về quan điểm chính trị, nhiều cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc, hay Nhật Bản vẫn hợp tác để mang tới cho nhân loại nhiều thành tựu quan trọng trong khám phá vũ trụ.

Đăng ngày: 15/04/2024
Nga phóng thử thành công tên lửa đẩy hạng nặng Angara-A5

Nga phóng thử thành công tên lửa đẩy hạng nặng Angara-A5

Sau 2 ngày liên tiếp phải hủy vào phút chót do trục trặc kỹ thuật, ngày 11/4, Nga đã phóng thử thành công tên lửa đẩy Angara-A5 từ sân bay vũ trụ Vostochny, tỉnh Amur, vùng Viễn Đông của nước này.

Đăng ngày: 15/04/2024
Mặt trăng đã biến hình, lộn ngược từ trong ra ngoài

Mặt trăng đã biến hình, lộn ngược từ trong ra ngoài

Thiên thể chúng ta đang nhìn thấy trên bầu trời có thể không phải là Mặt trăng nguyên bản.

Đăng ngày: 14/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News