Phát hiện hóa thạch cổ xưa nhất của chim hiện đại
Các chuyên gia tìm thấy hộp sọ khoảng 66,7-66,8 triệu năm tuổi của chim hiện đại trong mỏ đá ở Bỉ, gần biên giới với Hà Lan.
Mô hình bằng kích thước thật của hộp sọ chim hóa thạch. (Ảnh: Guardian).
Hộp sọ hóa thạch cho thấy con chim chỉ nhỏ bằng nửa vịt cổ xanh, xuất hiện một thời gian ngắn trước khi một tiểu hành tinh đâm xuống Trái Đất và xóa sổ khủng long cách đây 66 triệu năm. "Đây là bằng chứng lâu đời nhất về chim hiện đại tính đến nay", tiến sĩ Daniel Field, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Cambridge, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature hôm 18/3.
Chim là hậu duệ của khủng long. Tuy nhiên, thời điểm chính xác chúng tiến hóa thành chim như ngày nay vẫn là một câu hỏi khó do thiếu thông tin từ hóa thạch. Hộp sọ mới phát hiện được bảo quản trong điều kiện tốt và có thể mang lại những thông tin hữu ích.
"Đây là một mẫu vật độc đáo. Chúng tôi gọi nó là Wonderchicken. Đến nay, đây là hộp sọ gần như hoàn chỉnh duy nhất của chim hiện đại từ thời kỳ khủng long mà chúng ta tìm được. Nó có thể cung cấp nhiều thông tin về giai đoạn đầu trong quá trình chim tiến hóa", Field nhận định.
Chim Asteriornis maastrichtensis có thể từng sống ở bờ biển. (Ảnh: BBC).
Loài chim nhỏ được đặt tên là Asteriornis maastrichtensis theo nữ thần Hy Lạp Asteria. Con chim nặng xấp xỉ 400 g và thuộc nhóm tổ tiên các loài gà, vịt và gia cầm hiện đại. Thời kỳ đó, khu vực biên giới Bỉ - Hà Lan được bao phủ trong vùng biển nông với môi trường tương tự các bãi biển nhiệt đới ngày nay. Với đôi chân dài và mảnh, Asteriornis maastrichtensis có thể từng sinh sống ở bờ biển.
"Chim là nhóm động vật nổi bật và quan trọng. Vì vậy, việc tìm ra điều gì đó mới mẻ về quá trình chim hiện đại phát triển rất đáng chú ý với các nhà cổ sinh vật và nhà sinh vật học tiến hóa", Field nhận xét.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
