Phát hiện hóa thạch côn trùng thụ phấn sớm nhất

Hóa thạch bọ cánh cứng 99 triệu năm tuổi được khai quật ở Myanmar là bằng chứng sớm nhất về sự thụ phấn nhờ côn trùng.

Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã tìm thấy một miếng hổ phách 99 triệu năm tuổi chứa hóa thạch của một loài bọ cánh cứng cùng hàng chục hạt phấn hoa bên trong một khu mỏ ở phía bắc Myanmar. Phát hiện đã đẩy lùi trường hợp thụ phấn đầu tiên nhờ côn trùng trở về giữa kỷ Phấn Trắng, sớm hơn 50 triệu năm so với ghi nhận trước đây.

Phát hiện hóa thạch côn trùng thụ phấn sớm nhất
Hóa thạch côn trùng và phấn hoa được bảo quản tốt bên trong hổ phách. (Ảnh: Phys).

Hai tác giả chính của nghiên cứu, bao gồm Giáo sư danh dự David Dilcher từ Đại học Khoa học và Nghệ thuật Bloomington (Mỹ) và chuyên gia hóa thạch Bo Wang từ Viện Địa chất và Khảo cổ học Nam Kinh (Trung Quốc), đã quan sát hổ phách dưới kính hiển vi đồng tiêu quét laser và tìm thấy tổng cộng 62 hạt phấn bám trên lông của côn trùng.

Các phân tích chi tiết về hình thái của phấn hoa cho thấy chúng đã tiến hóa để dễ dàng phân tán khi tiếp xúc với côn trùng. Những đặc điểm này bao gồm kích thước, hình dạng, cấu trúc và khả năng vón cục của hạt phấn. Chúng có thể có nguồn gốc từ một loài hoa trong nhóm thực vật hai lá mầm thực thụ (Eudicots).

Phát hiện hóa thạch côn trùng thụ phấn sớm nhất
Bọ cánh cứng A. burmitina hút mật và phấn hoa Eudicots. (Đồ họa: Ding-hau Yang).

Hóa thạch côn trùng bên trong hổ phách được xác định thuộc loài bọ cánh cứng  Angimordella burmitina. Dựa trên ảnh chụp cắt lớp siêu vi bằng tia X (micro-CT), nhóm nghiên cứu nhận thấy nó có những đặc điểm vật lý chuyên biệt của một loài thụ phấn, bao gồm hình dạng cơ thể và cấu trúc miệng ăn phấn hoa.

Phát hiện hóa thạch côn trùng thụ phấn sớm nhất
Hình ảnh côn trùng và hạt phấn dưới kính hiển vi. (Ảnh: Phys).

"Rất hiếm khi tìm thấy một mẫu vật chứa cả hóa thạch côn trùng và phấn hoa được bảo quản tốt như vậy", Dilcher nhấn mạnh. "Ngoài ý nghĩa là bằng chứng sớm nhất về sự thụ phấn nhờ côn trùng, phát hiện này còn minh họa hoàn hảo cho mối quan hệ hợp tác giữa động vật và thực vật trong kỷ Phấn Trắng".

Báo cáo về hóa thạch đã được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences hôm 11/11.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xác ướp tại Trung Quốc: Phải chăng người da trắng đã tới phương Đông từ hơn 3.000 năm trước?

Xác ướp tại Trung Quốc: Phải chăng người da trắng đã tới phương Đông từ hơn 3.000 năm trước?

Khi nhắc tới xác ướp, mọi người sẽ luôn liên tưởng tới Ai Cập và những câu chuyện bí ẩn xung quanh nó, nhưng trên thực tế người ta còn tìm thấy được xác ướp tại nhiều nơi khác, một trong số đó là Trung Quốc.

Đăng ngày: 12/11/2019
Ngôi mộ 2.000 năm của người phụ nữ đeo trang sức quý

Ngôi mộ 2.000 năm của người phụ nữ đeo trang sức quý

Với những món đồ bằng vàng và đá quý, người phụ nữ nhiều khả năng là người thân của một chiến binh nổi tiếng hoặc tù trưởng.

Đăng ngày: 12/11/2019
Thành phố Inca cổ đại trên núi cao 4.000m

Thành phố Inca cổ đại trên núi cao 4.000m

Nhờ công nghệ quét laser, các nhà khoa học phát hiện tàn tích nhiều công trình hàng trăm năm tuổi trên dãy núi Andes.

Đăng ngày: 12/11/2019
Bí ẩn “dấu ấn phù thủy” trong hang động 60.000 năm tuổi

Bí ẩn “dấu ấn phù thủy” trong hang động 60.000 năm tuổi

Nhờ một kỹ thuật quét 3D mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Sheffield Hallam, những “dấu ấn phù thuỷ” kì lạ đã được phát hiện.

Đăng ngày: 12/11/2019
Khai quật bàn cờ cổ thời Sa hoàng

Khai quật bàn cờ cổ thời Sa hoàng

Bàn cờ thế kỷ 17 được khắc trên mặt ghế để những người chơi có thể dễ dàng che giấu khi quân lính của Sa hoàng tới kiểm tra.

Đăng ngày: 11/11/2019
Phát hiện 900 chai rượu trăm tuổi dưới đáy biển

Phát hiện 900 chai rượu trăm tuổi dưới đáy biển

Những chai rượu cổ, mang lên từ xác tàu hơi nước S/S Kyros ở vùng biển giữa Thụy Điển và Phần Lan, có thể vẫn uống được.

Đăng ngày: 11/11/2019
3 cổ vật “hiện đại“ độc nhất thiên hạ, 2 trong số đó nghi vấn “xuyên không”

3 cổ vật “hiện đại“ độc nhất thiên hạ, 2 trong số đó nghi vấn “xuyên không”

Có một số cổ vật, đứng trên phương diện kỹ thuật mà nói, vô cùng hiện đại, thực sự khiến người ta nghi ngờ đó là những bảo vật “xuyên không”.Cả một câu chuyện kỳ bí đằng sau đó là gì?

Đăng ngày: 10/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News