Phát hiện hóa thạch khủng long khổng lồ mới tại Argentina
Ngày 11/4, Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina (Conicet) thông báo các nhà cổ sinh vật học nước này đã phát hiện ra một loài khủng long mới thuộc chi titanosaur, một chi thuộc họ khủng long sauporod ăn cỏ có đầu nhỏ và thân hình to lớn.
Phóng viên tại Buenos Aires dẫn thông báo của Conicet cho biết loài khủng long mới này sống ở khu vực Patagonia của Argentina cách đây 66 triệu năm, ngay trước khi xảy ra cuộc tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Paleogen đánh dấu sự kết thúc của “triều đại” khủng long trên Trái Đất.
Loài khủng long mới có tên gọi Titanomachya gimenezi. (Ảnh: news.nationalgeographic.org).
Các nhà khoa học Argentina đã đặt tên cho loài mới phát hiện là “Titanomachya gimenezi”, với ý nghĩa gợi nhớ đến trận chiến Titanomachy trong thần thoại Hy Lạp, nơi các vị thần chiến đấu chống lại những người khổng lồ titan. Cùng với đó, tên gọi của loài khủng long mới cũng nhằm vinh danh bà Olga Giménez, nhà cổ sinh vật học đầu tiên phát hiện ra hóa thạch khủng long ở tỉnh Chubut miền Nam Argentina.
Nhà nghiên cứu Agustín Pérez Moreno của Conicet cho biết hóa thạch của loài titanosaur mới này được tìm thấy trong các trầm tích dày tại “Hệ tầng La Colonia” ở tỉnh Chubut.
“Titanomachya gimenezi” nặng khoảng 7 tấn, nhỏ hơn nhiều so với loài “Patagotitan mayorum” cũng thuộc chi titanosaur, sống cách đây khoảng 95 - 100 triệu năm tại vùng Patagonia. Hóa thạch của loài “Patagotitan mayorum” được phát hiện lần đầu tiên tại tỉnh Neuquén cho thấy loài titanosaur nặng tới 70 tấn, dài 37 m và cao gần 6 m.
Trong trường hợp của “Titanomachya gimenezi”, các nhà cổ sinh vật học Aregntina đã xác định được sự tồn tại của loài này dựa trên hình thái của xương cựa, một loại xương ở chân sau của các loài khủng long. Các nhà khoa học đã phục hồi thành công các phần chi trước và chi sau, cũng như các mảnh xương sườn và đốt sống đuôi của loài này.
Ông Pérez Moreno nhấn mạnh cho đến trước khi “Titanomachya gimenezi” được phát hiện, các nhà khoa học chưa từng tìm thấy bất kỳ hóa thạch nào của họ khủng long sauropod tại “Hệ tầng La Colonia” - vốn là “khu nghĩa trang” của nhiều loài sinh vật cổ, từ khủng long ăn thịt và thằn lằn đầu rắn đến rùa và các loài bò sát khác.
Do đó, nhà khoa học này khẳng định “những phát hiện ở La Colonia không chỉ cung cấp thông tin quan trọng về quần thể sauropod ở Patagonia vào cuối kỷ Phấn trắng mà còn về sự đa dạng của hệ sinh thái khu vực vào thời điểm đó”.
Khoảng 66 triệu năm trước, hệ sinh thái tại vùng Patagonia ẩm ướt có hệ thực vật thủy sinh, cây cọ và rừng lá kim đa dạng, qua đó là môi trường sống hoàn hảo cho các loài khủng long ăn cỏ lớn.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
