Phát hiện hóa thạch loài tôm kỳ lạ có mai và 50 cái chân

Giới khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của loài tôm kỳ lạ 508 triệu năm tuổi, chúng được coi là động vật chân đốt cổ xưa nhất trên thế giới.

Động vật chân đốt là nhóm động vật không xương sống, trong đó có: Nhện, côn trùng và tôm. Nhiều loài khác như: Ruồi, kiến và rết có thêm chi để tóm và cắn xé thức ăn.

Nhưng đến nay giới khoa học vẫn chưa rõ khả năng độc đáo này đã tiến hóa thế nào.

Phát hiện hóa thạch loài tôm kỳ lạ có mai và 50 cái chân
Hình mô phỏng con tôm 50 chân.

Các nhà nghiên cứu hiện tại cho rằng chi phụ thêm phát triển từ cuối thời kỷ Cambri được biết đến là thời kỳ bùng nổ đa dạng sinh học kéo dài cách đây từ khoảng 543 triệu năm đến 490 triệu năm trước.

Năm 2012, họ đã phát hiện ra 21 mẫu hóa thạch đầu tiên trong đá trầm tích tại Công viên Quốc gia Kootenay, British Columbia, Canada.

Hóa thạch con tôm 50 chân được phát hiện có tên khoa học gọi là Tokummia Katalepsis dài 10cm trong lạch Tokumm chạy dọc phía bắc công viên xuyên qua hẻm núi Marble.

Phát hiện hóa thạch loài tôm kỳ lạ có mai và 50 cái chân
Hóa thạch con tôm 50 chân.

Giống như các động vật Cambri khác, con Tokummia Katalepsis trông quá kỳ dị so với tôm ngày nay. Chúng có tới 50 cái chân như mái chèo để bơi và di chuyển dưới biển nhiệt đới.

Hơn nữa, cặp càng của nó được coi là khỏe nhất trong đám động vật chân đốt Cambri. Chính hai cái càng này giúp chúng bắt và cắn xé con mồi thân mềm 1 cách dễ dàng.

Ngoài ra, con tôm kỳ dị còn có vỏ cứng như mai, gồm 2 mảnh và 2 con mắt bé xíu hướng ra ngoài như ăng ten. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất là con Tokummia Katalepsis có răng cưa.

Nhóm động vật có thêm chi là nhóm động vật chân đốt đa dạng và đông đảo nhất hành tinh. Trong đó có những động vật nhiều chân (như con rết và họ hàng của chúng), động vật giáp xác (như tôm và đỉa)... và côn trùng.

Phát hiện hóa thạch loài tôm kỳ lạ có mai và 50 cái chân
Hẻm núi Marble.

Trước tiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng những sinh vật vỏ 2 mảnh là tổ tiên đầu tiên của động vật chân đốt. Nhưng những phép phân tích mới cho thấy loài Tokummia Katalepsis không giống như họ hàng động vật chân đốt, chúng tiến hóa sau cùng, sau khi chelicerata (nhện và ve) tách ra thành chi họ riêng.

Thêm vào đó, phép phân tích giải phẫu Tokummia Katalepsis cho thấy những đặc điểm khác làm nên chi phụ thêm. Ví dụ như, hơn 50 chân đốt là phần phụ thêm quan trọng để nó phát triển đốt phụ và kết cấu xung quanh chi chính, gọi là "khớp háng" và tự mọc ra chi phụ.

Việc phát hiện ra động vật chân đốt có chi phụ thêm rất quan trọng để hiểu về quá trình tiến hóa của động vật nhiều chân, động vật giáp xác và côn trùng. Hy vọng những nhà nghiên cứu khác cũng sẽ được thấy những sinh vật chân đốt cổ xưa như mẫu hóa thạch 508 triệu năm tuổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài vật đẩy lui khủng long ăn thịt chỉ bằng cú quật đuôi

Loài vật đẩy lui khủng long ăn thịt chỉ bằng cú quật đuôi

Loài khủng long ăn cỏ Galeamopus pabsti với kích thước đồ sộ có thể dùng đuôi để đánh đuổi những con khủng long ăn thịt nguy hiểm.

Đăng ngày: 05/05/2017
Hóa thạch côn trùng 100 triệu năm giống sinh vật ngoài hành tinh

Hóa thạch côn trùng 100 triệu năm giống sinh vật ngoài hành tinh

Một con côn trùng cổ đại được tìm thấy trong hổ phách có niên đại 100 triệu năm tuổi với đầu và hai mắt lớn giống sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 05/05/2017
Phát hiện một đường cổ chìm trong lòng đất ở Thánh địa Mỹ Sơn

Phát hiện một đường cổ chìm trong lòng đất ở Thánh địa Mỹ Sơn

Trong đợt trùng tu lớn lần này, ​các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam hết sức bất ngờ khi phát hiện một con đường cổ và bờ tường dẫn chìm trong lòng đất.

Đăng ngày: 03/05/2017
Tìm ra hóa thạch có khả năng viết lại toàn bộ lịch sử về con người

Tìm ra hóa thạch có khả năng viết lại toàn bộ lịch sử về con người

Con người cần rất nhiều thời gian để xâm chiếm toàn bộ Trái đất. Nhưng lịch sử của quá trình đó có nguy cơ bị viết lại hoàn toàn chỉ vì một hóa thạch.

Đăng ngày: 30/04/2017
Hóa thạch trứng khủng long 70 triệu năm ở Trung Quốc

Hóa thạch trứng khủng long 70 triệu năm ở Trung Quốc

Hóa thạch trứng khủng long có niên đại 70 triệu năm tuổi được phát hiện tại một địa điểm xây dựng ở phía đông nam Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/04/2017
Bộ que tính tre của Trung Quốc là công cụ tính thập phân cổ nhất

Bộ que tính tre của Trung Quốc là công cụ tính thập phân cổ nhất

Ngày 23/4, Sách kỷ lục Guinness đã công nhận một bộ que tính bằng tre của Trung Quốc tồn tại từ hơn 2.300 năm nay là công cụ tính thập phân cổ xưa nhất thế giới.

Đăng ngày: 28/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News