Phát hiện kháng thể "vô hiệu hóa hoàn toàn" nCoV

Các nhà khoa học tại Đại học Y Pittsburgh phân lập được phân tử sinh học nhỏ nhất, có thể đặc trị và vô hiệu hóa hoàn toàn nCoV.

Thành phần kháng thể có kích thước nhỏ hơn so với thông thường 10 lần, được sử dụng để tạo thuốc Ab8, giúp phòng ngừa Covid-19. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell hôm 15/9.

Theo báo cáo, trong các thử nghiệm cận lâm sàng, thuốc đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn và điều trị nhiễm nCoV ở chuột. Các thành phần thuốc không liên kết với tế bào người, vì vậy không tạo ra các tác dụng phụ. Kháng thể được phân lập từ huyết tương hiến của người từng mắc Covid-19.

Nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Texas cũng cho thấy Ab8 ngăn chặn virus xâm nhập tế bào. Trên cơ thể chuột sử dụng thuốc, lượng virus hoạt động ít hơn 10 lần so với chuột dùng giả dược.Phát hiện kháng thể vô hiệu hóa hoàn toàn nCoV

Phát hiện kháng thể vô hiệu hóa hoàn toàn nCoV
Kháng thể người từng mắc Covid-19 tại phòng thí nghiệm Bloodworks Northwest, Mỹ. (Ảnh: Reuters).

"Ab8 không chỉ là liệu pháp điều trị tiềm năng, nó còn có thể giúp phòng ngừa Covid-19. Các kháng thể có kích thước lớn hơn đã được dung nạp tốt, chống lại các bệnh truyền nhiễm khác. Chúng tôi hy vọng đây là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân Covid-19 và bảo vệ người chưa từng nhiễm virus, không có miễn dịch", John Mellors, trưởng Bộ phận các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Pittsburgh và Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh, đồng tác giả công trình, cho hay.

Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển thuốc theo nhiều hình thức khác nhau, như dạng xông hoặc tiêm bắp thông thường, thay vì tiêm tĩnh mạch.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, việc sử dụng huyết tương giàu kháng thể hoặc thuốc từ kháng thể trở thành niềm hy vọng của giới y khoa. Hôm 10/9, một công ty tại Hàn Quốc đã cho thử nghiệm lâm sàng và xin cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc thuộc nhóm này. Kháng thể giúp nhận biết virus lạ, đánh dấu và tiêu diệt chúng bằng các tế bào miễn dịch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
nCoV gây tổn thương chưa từng thấy cho tim

nCoV gây tổn thương chưa từng thấy cho tim

nCoV cắt đứt các sợi cơ tim thành đoạn ngắn, gây rối loạn nhịp tim, để lại nhiều hậu quả lâu dài, theo nghiên cứu mới tại Mỹ.

Đăng ngày: 11/09/2020
Giới khoa học Anh đánh giá tốt về vaccine Nga

Giới khoa học Anh đánh giá tốt về vaccine Nga

Kết quả thử nghiệm vắc xin Nga ở giai đoạn 2 mới được công bố cuối tuần trước. Các nhà khoa học Anh đánh giá nghiên cứu vắc xin Nga đáng khích lệ nhưng cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.

Đăng ngày: 10/09/2020
Tìm ra phương tiện giúp con người không bị nhiễm coronavirus

Tìm ra phương tiện giúp con người không bị nhiễm coronavirus

Các nhà khoa học tại Đại học Karolinska ở Thụy Điển đã tìm thấy một kháng thể trung hòa kích thước nhỏ (nanobody) có thể ngăn chặn sự xâm nhập của coronavirus SARS-CoV-2 vào tế bào con người.

Đăng ngày: 09/09/2020
Vaccine Covid-19 của Nga ngăn ngừa mọi cấp độ lây nhiễm

Vaccine Covid-19 của Nga ngăn ngừa mọi cấp độ lây nhiễm

Trưởng nhóm phát triển vaccine Sputnik V nói rằng phản ứng miễn dịch của nhóm tình nguyện viên được tiêm đầu tiên cho thấy vaccine đủ sức chống lại bất kỳ cấp độ lây nhiễm nào.

Đăng ngày: 07/09/2020
Vaccine Covid-19 của Nga tạo kháng thể ở 100% người được tiêm thử

Vaccine Covid-19 của Nga tạo kháng thể ở 100% người được tiêm thử

Kết quả phản ứng kháng thể ở những người được tiêm thử nghiệm vaccine Sputnik V trong giai đoạn đầu được Moscow xem là câu trả lời cho những ai hoài nghi và chỉ trích.

Đăng ngày: 06/09/2020
Chỉ cần một loại vắc xin ngừa Covid-19 vì virus đột biến rất ít

Chỉ cần một loại vắc xin ngừa Covid-19 vì virus đột biến rất ít

Các nhà nghiên cứu thuộc quân đội Mỹ kết luận virus SARS-CoV-2 đột biến rất ít sau khi so sánh 18.514 mẫu gen virus lấy tại 84 quốc gia. Nhưng họ vẫn chưa có lời giải đáp về chủng đột biến D614G thấy đầu tiên ở Trung Quốc rồi tàn phá châu Âu.

Đăng ngày: 05/09/2020
Hình ảnh của tế bào đường thở chứa nCoV

Hình ảnh của tế bào đường thở chứa nCoV

Hàng nghìn virus SARS-CoV-2 có cấu trúc nhỏ, tròn như quả bóng, bám lấy lông mao của tế bào đường thở.

Đăng ngày: 04/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News