Phát hiện khí ozone có thể khử khuẩn bề mặt có virus corona
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Tel Aviv (Israel) phát hiện khí ozone có thể khử khuẩn bề mặt có virus corona.
Hình ảnh các phân tử của virus corona phân lập từ một bệnh nhân - (Ảnh: NIAID-RM).
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Environmental Chemistry Letters.Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy hiệu quả sử dụng khí ozone để diệt virus corona đạt tới 90% và khí ozone ưu việt hơn các dung dịch khử khuẩn do nó có thể tiếp cận các vị trí khuất hoặc các không gian có nhiều thiết bị.
Việc sử dụng khí ozone cũng được đánh giá là kinh tế hơn, tiết kiệm thời gian, công nghệ sẵn có, có thể ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện, trường học, khách sạn, thậm chí trên máy bay.
Lâu nay khí ozone vẫn được sử dụng để diệt khuẩn và virus trong xử lý nước.
Các nghiên cứu cho thấy virus corona có thể bám trên các bề mặt hàng giờ, thậm chí hằng ngày tùy vào điều kiện bề mặt và môi trường. Do đó, khử trùng bề mặt vẫn được coi là một trong các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona
Hiện tượng đặc biệt này sẽ khiến cơ thể con người tự gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.

Triệu chứng phổ biến ở người nhiễm SARS-CoV-2 tại Việt Nam
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Duy Cường, người nhiễm SARS-CoV-2 thường có triệu chứng sốt, ho, khó thở và mất khả năng ngửi.

Vaccine phòng Covid-19 của Astrazeneca: Chìa khóa chấm dứt đại dịch Covid-19
Vaccine AstraZeneca là chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19, được nghiên cứu tại đại học Oxford.

Phát hiện triệu chứng mới ở nhiều người nhiễm biến chủng SARS-CoV-2
Một chuyên gia y khoa người Anh chỉ ra những người nhiễm biến chủng mới của SARS-CoV-2 có thể thể gặp chứng sợ ánh sáng.

Những loại vaccine Covid-19 có thể chống lại biến chủng nCoV mới
Vaccine Covid-19 Nano Covax và COVIVAX của Việt Nam là hai trong số những chế phẩm sinh học được cho là có thể chống lại virus biến chủng mới.

Rong biển có khả năng ức chế hoạt động của SARS-CoV-2
Một loại carbohydrate được tìm thấy trong rong biển có tên Ecklonia kurome có khả năng ngăn chặn sự nhân lên của SARS-CoV-2.
