Phát hiện "kho báu gia vị" trong con tàu đắm 500 năm
Khám phá mới về xác tàu hoàng gia Gribshunden bị đắm ở vùng biển phía đông nam Thụy Điển tiết lộ hàng nghìn mẫu vật gia vị và trái cây.
Mô phòng tàu chiến Gribshunden của vua Hans khi còn hoạt động. (Ảnh: Vänehem Illustrations).
Khi đang trên đường tham dự một hội nghị thượng đỉnh chính trị ở Thụy Điển vào năm 1495, chiến hạm Gribshunden - từng thuộc về vua Hans của Đan Mạch - bất ngờ bốc cháy và chìm xuống biển Baltic. Xác tàu lần đầu được phát hiện bởi thợ lặn địa phương vào năm 1970 dưới độ sâu 10 m ở phía bắc đảo Great Oak, ngoài khơi đô thị Ronneby của Thụy Điển. Đây là một trong những con tàu đắm được bảo quản tốt nhất từ cuối thời Trung cổ.
Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí PLOS ONE, các nhà khảo cổ học Mikael Larsson và Brendan Foley từ Đại học Lund báo cáo rằng họ đã tìm thấy hơn 3.000 mẫu vật mới trong những thùng chứa mà các nhóm thám hiểm trước đó đã bỏ sót.
Nghệ tây, hạt tiêu và hạnh nhân được tìm thấy trên tàu Gribshunden. (Ảnh: Larsson/Foley).
Những mẫu vật này bao gồm nhiều loại gia vị như gừng, nghệ tây, hạt tiêu, mù tạt, đinh hương, thì là và nhục đậu khấu. Một số gia vị có nguồn gốc từ Indonesia, cho thấy vua Hans có một mạng lưới thương mại rộng lớn. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy nhiều loại trái cây như mâm xôi đen, mâm xôi đỏ, nho và hạt lanh khô được dùng làm đồ ăn nhẹ, thể hiện sự giàu có và quyền lực của nhà vua, Acient Origins hôm 11/2 đưa tin.
Larsson và Foley nói rằng "kho báu gia vị" được bảo quản tốt là nhờ môi trường vi mô được tạo ra bởi con tàu đắm bằng gỗ dưới đáy biển. Khi bị đắm, chiến hạm Gribshunden đã kéo theo tảo biển trôi dạt, dẫn đến lượng tảo dày lắng đọng theo mùa. Khi tảo phân hủy, nó tạo ra các khu vực thiếu oxy cục bộ, góp phần bảo quản nguyên liệu thực vật một cách tuyệt vời.
Khu vực đuôi tàu là phần lộ ra nhiều nhất của cấu trúc xác tàu. (Ảnh: Johan Rönnby).
Ngoài gia vị và trái cây, các cuộc thám hiểm trước đây còn tìm thấy nhiều đồ tạo tác như áo giáp, vũ khí, tiền xu, thùng đựng cá tầm đã xẻ thịt và một chiếc bình gỗ có biểu tượng vương miện thuộc sở hữu của nhà vua.
Với nhiều mẫu vật được tìm thấy trong điều kiện bảo quản tuyệt vời, bộ sưu tập gia vị Gribshunden đại diện cho những ví dụ khảo cổ sớm nhất về một số mặt hàng xa xỉ ở vùng Baltic, phản ánh sự giàu có của vua Hans và cung cấp những hiểu biết có giá trị về lối sống của giới quý tộc trong thời Trung cổ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
