Phát hiện chuỗi hạt tí hon bằng vàng ròng 1.600 năm
Chuỗi hạt từ thời La Mã được chế tạo tinh xảo với những viên vàng nhỏ được cố định lại với nhau, tạo thành hình giống bông hoa.
Tình nguyện viên 18 tuổi Hallel Feidman phát hiện chuỗi hạt độc đáo thời La Mã trong quá trình sàng lọc đất bụi chuyển ra từ địa điểm khai quật Đường Hành hương ở Jerusalem, IFL Science hôm 8/2 đưa tin.
Hallel Feidman cầm trên tay chuỗi hạt tí hon bằng vàng ròng. (Ảnh: Koby Harati)
Chuỗi hạt làm bằng vàng nguyên chất và có niên đại ít nhất 1.600 năm. Cổ vật thể hiện sự khéo léo đáng kinh ngạc khi những viên vàng nhỏ riêng lẻ được cố định lại với nhau, tạo thành hình giống bông hoa.
Các chuyên gia hiếm khi tìm thấy vật dụng bằng vàng trong quá trình khai quật tại khu vực này, chuỗi hạt được thiết kế phức tạp như vậy lại càng hiếm. Họ từng phát hiện những chuỗi hạt tương tự gần Thành phố David, Jerusalem, nhưng chúng đều làm bằng bạc.
"Trong suốt những năm làm khảo cổ, có lẽ tôi chỉ tìm thấy vàng một hay hai lần. Phát hiện trang sức vàng là điều cực kỳ đặc biệt", tiến sĩ Amir Golani tại Cơ quan Cổ vật Israel miêu tả độ hiếm của phát hiện mới.
"Điều thú vị nhất về chuỗi hạt là phương pháp sản xuất phức tạp và độc đáo. Cần hiểu rõ về các vật liệu, đặc tính của chúng và cách kiểm soát nhiệt. Chỉ một thợ thủ công chuyên nghiệp mới có thể tạo ra chuỗi hạt như vậy. Đó là một trong những lý do khiến phát hiện mới có giá trị lớn", Golani nói thêm.
Chuỗi hạt có thể vốn là một phần nhỏ của món đồ trang sức lớn hơn như vòng cổ hoặc vòng tay. Món đồ như vậy chỉ có thể thuộc về một người giàu có với đầy đủ phương tiện, theo Golani. Thực tế, tàn tích nơi phát hiện chuỗi hạt từng là một công trình kiến trúc vĩ đại, những bức tranh khảm tinh xảo dưới sàn là minh chứng cho sự giàu có của người sống bên trong.
Các chuyên gia cho rằng kỹ thuật chế tạo chuỗi hạt bắt nguồn từ Mesopotamia. Sau đó, món đồ trang sức này có thể tới Jerusalem thông qua hoạt động thương mại, hoặc đây là vật gia truyền được truyền qua nhiều thế hệ thành viên trong gia đình.
"Kể cả với công nghệ tiên tiến ngày nay, việc tạo ra một thứ như thế vẫn rất phức tạp. Khi xem xét kỹ chuỗi hạt, người ta sẽ cảm thấy ngưỡng mộ sâu sắc kỹ năng và tài năng của những người sống trước chúng ta nhiều thế kỷ", Eli Escusido, Giám đốc Cơ quan Cổ vật Israel, nhận xét.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
