Phát hiện kho tiền xu cổ đại có vết thử vàng để kiểm tra độ tinh khiết
11 đồng xu vàng La Mã được tìm thấy trên một cánh đồng ở Norfolk, mỗi xu đều có một vết lõm nhỏ để kiểm tra độ tinh khiết.
Các thợ dò kim loại phát hiện kho tiền xu vàng thời La Mã trên một cánh đồng ở Norfolk, gần bờ biển miền đông nước Anh, Live Science hôm 12/7 đưa tin. Đến nay, có tổng cộng 11 đồng xu được khai quật và các chuyên gia vẫn hy vọng tìm được thêm nhiều đồng xu trong tương lai. Phát hiện mới công bố trên tạp chí Searcher.
Mặt trước và mặt sau của một đồng xu La Mã được tìm thấy trên cánh đồng Norfolk. (Ảnh: Adrian Marsden)
Hai thợ dò kim loại Damon và Denise Pye tìm thấy 4 đồng tiền vàng đầu tiên vào năm 2017, sau khi nông dân địa phương hoàn thành công việc cày xới đất cuối mùa thu hoạch. "Những đồng xu nằm rải rác trong đất cày. Đất bị xáo trộn từ năm này qua năm khác, đảo lộn liên tục, cuối cùng khiến những đồng xu trồi lên bề mặt", Adrian Marsden, chuyên gia nghiên cứu tiền xu La Mã cổ tại Hội đồng Hạt Norfolk, cho biết.
Marsden xác định số tiền vàng tồn tại từ khoảng giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ 1. Đặc biệt, toàn bộ số tiền được đúc trước khi Anh bị quân La Mã xâm chiếm năm 43. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao những đồng vàng lại xuất hiện trên cánh đồng nhiều năm trước khi quân La Mã đến?
Marsden đưa ra một số cách giải thích dù không chắc chắn. "Có thể tiền vàng là một dạng lễ vật dâng lên thần linh, nhưng nhiều khả năng ai đó đã chôn chúng với ý định lấy lại sau. Vàng thường dùng để mua bán, nên có thể một bộ lạc địa phương đã kiếm được số tiền xu và dự định sử dụng chúng cho những việc khác, ví dụ nấu chảy làm đồ trang sức", ông nói.
Marsden cho biết, có hai loại tiền xu. Loại thứ nhất có một mặt khắc họa chân dung Augustus Caesar, hoàng đế đầu tiên của La Mã, mặt còn lại in hình Gaius và Lucius, các cháu trai và cũng là người thừa kế ngai vàng của ông (nhưng cả hai đều chết trước khi kịp lên ngôi). Loại thứ hai cũng khắc họa Augustus ở một mặt, nhưng mặt còn lại là hình ảnh Gaius trên lưng ngựa.
Mỗi đồng xu cũng có một vết lõm nhỏ bên trên, cho thấy có thể ai đó đã kiểm tra độ tinh khiết của đồng xu sau khi đúc. "Chúng là vàng 20 karat (đơn vị đo độ tinh khiết) chất lượng cao", Marsden cho biết.
Việc cứa vào mặt của tiền vàng diễn ra khá phổ biến ở đế quốc La Mã, nơi có rất nhiều đồ giả, theo Marjanko Pilekić, chuyên gia về tiền xu tại tổ chức Schloss Friedenstein Gotha (Đức). "Một số vết cắt thậm chí nằm ngay trên chân dung Augustus. Điều này giúp họ kiểm tra xem đồng xu có thực sự bằng vàng hay không hay chỉ là đồng mạ vàng", ông giải thích.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
