Phát hiện khu mộ cổ tập thể chôn cất 1.500 bệnh nhân dịch hạch

Các chuyên gia phát hiện một địa điểm tồn tại từ những năm 1600 nhiều khả năng là mộ tập thể lớn nhất từng được khai quật ở châu Âu.

Trong chuyến khảo sát khảo cổ trước khi xây những tòa nhà dân cư mới, các chuyên gia phát hiện khu mộ tập thể của bệnh nhân dịch hạch gần St. Sebastian Spital, trung tâm thành phố Nuremberg, miền nam nước Đức, CNN hôm 6/3 đưa tin. Họ đã khai quật khoảng 1.000 hài cốt và ước tính con số cuối cùng có thể lên đến hơn 1.500. Nhóm chuyên gia dự đoán, đây có thể sẽ là khu mộ tập thể lớn nhất từng được khai quật tại châu Âu.

Phát hiện khu mộ cổ tập thể chôn cất 1.500 bệnh nhân dịch hạch
Khu mộ tập thể lưu giữ hài cốt bệnh nhân dịch hạch ở Nuremberg. (Ảnh: In Terra Veritas).

Theo Melanie Langbein, chuyên gia tại Cơ quan bảo tồn di sản của Nuremberg, họ đã xác định được 8 hố chôn, mỗi hố chứa vài trăm hài cốt. "Những người này không được chôn cất trong nghĩa trang bình thường dù ở Nuremberg có những nghĩa trang dành riêng cho dịch hạch. Điều này đồng nghĩa, khi đó có một lượng lớn người chết cần chôn cất trong thời gian ngắn mà không quan tâm đến những tập tục mai táng của Cơ Đốc giáo", Langbein nói.

Kể từ thế kỷ 14, thành phố Nuremberg hứng chịu các đợt bùng phát dịch hạch cứ mỗi 10 năm, khiến việc xác định niên đại số hài cốt gần St. Sebastian Spital gặp nhiều khó khăn.

Các nhà khảo cổ sử dụng phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon để xác định khu mộ tập thể tồn tại từ cuối những năm 1400 đến đầu những năm 1600. Họ cũng tìm thấy những mảnh đồ gốm và đồng xu từ cuối giai đoạn trên. Ngoài ra, nhóm chuyên gia còn phát hiện một bản ghi chú từ năm 1634 miêu tả về một đợt bùng phát dịch hạch lấy mạng hơn 15.000 người trong giai đoạn 1632 - 1633. Bản ghi chú cho biết, gần 2.000 người được chôn cất gần St. Sebastian Spital.

Bằng chứng này khiến nhóm nghiên cứu kết luận, những hài cốt cổ xưa trong khu mộ nhiều khả năng tồn tại từ đợt dịch 1632 - 1633. Đợt dịch này tệ hơn những đợt trước do ảnh hưởng của Chiến tranh 30 năm - chuỗi xung đột xảy ra giữa các nước châu Âu giai đoạn 1618 - 1648.

Khu mộ tập thể lưu giữ mẫu đại diện cho cộng đồng xưa, giúp giới khoa học tìm hiểu những đặc trưng của dân cư thời đó. "Chúng tôi có thể tìm hiểu quy mô và nhân khẩu học của thành phố bằng những công cụ tương tự như một đội ngũ điều tra dân số hiện đại làm với dân cư ngày nay, bao gồm tỷ lệ trẻ em và người lớn, phụ nữ và nam giới, sức khỏe tổng quát", chuyên gia Julian Decker tại In Terra Veritas, công ty phụ trách cuộc khai quật, cho biết.

Tiếp theo, các nhà khoa học sẽ hoàn thành việc khai quật, làm sạch và phân tích xương. Họ cũng sẽ hợp tác với những viện nghiên cứu quan tâm đến một số khía cạnh nhất định của phát hiện mới như phân tích bộ gene và trứng ký sinh trùng trong đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn bảo vật quốc gia độc bản ở Đà Nẵng: Mỗi khi mang ra nước ngoài đều được bảo hiểm gần 24 tỷ đồng!

Bí ẩn bảo vật quốc gia độc bản ở Đà Nẵng: Mỗi khi mang ra nước ngoài đều được bảo hiểm gần 24 tỷ đồng!

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện đang lưu giữ một bảo vật quốc gia vô cùng đặc biệt. Hiện vật này mỗi khi mang ra nước ngoài đều được mua bảo hiểm với giá trị gần 1 triệu USD.

Đăng ngày: 08/03/2024
Phát hiện gây

Phát hiện gây "choáng" từ báu vật thiên văn 1.000 tuổi

Thước trắc tinh Verona không chỉ là một báu vật đối với giới thiên văn mà còn là bằng chứng của điều tưởng chừng chỉ có trong thời hiện đại

Đăng ngày: 07/03/2024
Phát hiện khu rừng hóa thạch cổ nhất thế giới ở Anh

Phát hiện khu rừng hóa thạch cổ nhất thế giới ở Anh

Các nhà nghiên cứu tìm thấy một khu rừng hóa thạch có nhiều cây thấp giống cọ tồn tại vào giữa kỷ Devon cách đây 390 triệu năm.

Đăng ngày: 07/03/2024
Phát hiện kho báu vàng ròng trong mộ cổ chứa nhiều người bị hiến tế ở Panama

Phát hiện kho báu vàng ròng trong mộ cổ chứa nhiều người bị hiến tế ở Panama

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một ngôi mộ cổ chứa kho báu vàng ròng thuộc về một thủ lĩnh bộ lạc tại một công viên khảo cổ thuộc Panama, theo Đài CBS News hôm 4.3.

Đăng ngày: 06/03/2024
Khai quật phần trên của tượng Pharaoh Ramses II niên đại 3.200 năm ở Ai Cập

Khai quật phần trên của tượng Pharaoh Ramses II niên đại 3.200 năm ở Ai Cập

Ai Cập thông báo các nhà khảo cổ học của nước này và Mỹ đã khai quật được phần trên của bức tượng toàn thân Pharaoh Ramses II niên đại cách đây hơn 3.200 năm.

Đăng ngày: 06/03/2024
Khai quật được kho báu và những đồ vật được kỵ binh La Mã sử dụng

Khai quật được kho báu và những đồ vật được kỵ binh La Mã sử dụng

Một bộ sưu tập các đồ tạo tác bằng kim loại thời kỳ Đồ sắt và thời La Mã được khai quật bởi một thợ dò kim loại ở xứ Wales. Đây được cho là báu vật quốc gia.

Đăng ngày: 04/03/2024
Bỉ phát hiện xương voi ma mút trong công trình xây dựng tàu điện ngầm

Bỉ phát hiện xương voi ma mút trong công trình xây dựng tàu điện ngầm

Đây là khám phá hiếm có bởi các hiện vật này được phát hiện ở độ sâu từ 8-9m trong các lớp trầm tích có nguồn gốc từ thời kỳ băng hà cuối cùng (khoảng từ 120.000 đến 11.700 năm trước).

Đăng ngày: 03/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News