Phát hiện lỗ đen quái vật nuốt sao, phun xác vào Trái đất

21 kính viễn vọng khắp thế giới đang hướng về phía lỗ đen quái vật xa nhất và cổ quái nhất từng được biết, nơi luồng năng lượng từ cõi chết đang phóng vào Trái đất.

Theo The Independent, tại nơi "quái vật" trú ngụ đã xảy ra sự kiện lỗ đen xé sao (TDE). Chỉ 1% các TDE dẫn đến hiện tượng luồng phản lực plasma và bức xạ phun ngược lại không gian từ hai phía của lỗ đen.

Lần này, một trong 2 luồng năng lượng chết chóc đó - thức ăn thừa từ bữa tiệc sao của lỗ đen quái vật - đang phóng thẳng về phía Trái đất.


Ảnh mô tả về lỗ đen quái vật đang phun "thức ăn thừa" thẳng vào chúng ta - (Ảnh: ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SWINBURNE).

"Chúng tôi chỉ mới nhìn thấy một số ít TDE phản lực và chúng vẫn là những sự kiện rất kỳ lạ, chưa được hiểu rõ" - tờ Space dẫn lời nhà thiên văn học Nial Tanvir từ Đại học Leicester (Anh) và Đài thiên văn Nam Âu (ESO), thành viên nhóm nghiên cứu quốc tế.

Việc phát hiện ra TDE này - được đặt tên AT2022cmc - diễn ra vào tháng 2, khi kính viễn vọng ZTF đặt tại California - Mỹ xuất hiện cảnh báo về một nguồn ánh sáng khả kiến bất thường.

Ngay lập tức siêu kính viễn vọng VLT của ESO đang đặt tại sa mạc Atacama của Chile nhảy sang kiểm tra. Cuối cùng, đã có tới tận 21 kính viễn vọng "tham chiến" để tìm hiểu bản chất của sự việc.

Kết quả là lỗ đen quái vật nói trên và hành vi của nó đã được phát hiện. Đáng kinh ngạc, nó xảy ra khi vũ trụ chỉ bằng 1/3 độ tuổi 13,8 tỉ năm của thực tại. Như vậy luồng phản lực mang "thức ăn thừa" của lỗ đen cũng đã mất hơn 9 tỉ năm để ập đến chúng ta.

Lỗ đen này ước tính nuốt chửng mỗi năm một khối lượng khoảng hơn một nửa Mặt trời và hiện nay tín hiệu vẫn còn rất sáng, cho thấy luồng phản lực từ bữa ăn của nó rất khổng lồ và vẫn đang thổi về phía Trái đất.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục theo dõi lỗ đen quái vật độc nhất vô nhị này cũng như tìm kiếm các bạn đồng hành của nó, những thứ có thể cung cấp cái nhìn về những sự vật và hiện tượng bạo liệt đã tồn tại khi vũ trụ còn trẻ tuổi.

Các phát hiện vừa được mô tả trong 2 bài nghiên cứu cùng xuất bản trên Nature hôm 30-11.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Bão tuyết lộn ngược tạo nên

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Đăng ngày: 17/02/2025
Cách để

Cách để "thức cả đêm" mà không mệt mỏi theo kinh nghiệm của NASA

Các phi hành gia lẫn vô số chuyên gia, kỹ sư của NASA thường xuyên phải làm việc trong điều kiện căng thẳng và đây là cách để họ vượt qua cơn buồn ngủ.

Đăng ngày: 16/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News