Phát hiện loài kỳ nhông khổng lồ mới thuần chủng về mặt di truyền ở Trung Quốc

Một loài kỳ nhông hoang dã và thuần chủng về mặt di truyền thuộc nhóm kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc đã được phát hiện ở quận Tĩnh An, tỉnh Giang Tây. Loài kỳ nhông vừa được phát hiện này có tên gọi là Andrias jiangxiensis sp. nov.

Phát hiện loài kỳ nhông khổng lồ mới thuần chủng về mặt di truyền ở Trung Quốc
Loài kỳ nhông mới được phát hiện có tên Andrias jiangxiensis sp. nov. (Ảnh: Viện động vật học Côn Minh).

Loài kỳ nhông mới với tên gọi Andrias jiangxiensis sp. nov. được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Viện động vật học Côn Minh, đây cũng là loài kỳ nhông thuần chủng đầu tiên được xác định thuộc nhóm kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc.

Phát hiện này là kết quả sau 18 tháng nghiên cứu thực địa của các nhà sinh vật học, trong thời gian này họ đã theo dõi điều kiện sinh sản của 700 con kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc, bao gồm cả con trưởng thành, con đang phát triển và con non mới nở.

Các nhà nghiên cứu xác định rằng dòng kì nhông này không được lai tạo với các cá thể bên ngoài, do đó chúng vẫn duy trì được độ thuần chủng di truyền của mình. Nghiên cứu còn cung cấp thêm cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ nguy cấp của loài này và xây dựng các kế hoạch hành động bảo vệ phù hợp.

Trưởng nhóm nghiên cứu của dự án - Che Jing trả lời với tờ The Global Times cho biết: "Việc phát hiện ra loài kỳ nhông mới mang đến cho chúng ta hy vọng trong việc bảo tồn loài kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc".  

Phát hiện loài kỳ nhông khổng lồ mới thuần chủng về mặt di truyền ở Trung Quốc
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc là loài kỳ nhông lớn nhất thế giới cũng như loài lưỡng cư lớn nhất. Hiện nay chúng được xem là loài cực kỳ nguy cấp do sự phá hủy môi trường sống, nạn ô nhiễm, khai thác quá mức và nạn săn bắt. (Ảnh: Intenet)

Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc là loài lưỡng cư quý hiếm đặc hữu duy nhất ở các vùng nước ngọt tại Trung Quốc. Chúng được mệnh danh là “hóa thạch sống” với thời gian tồn tại ít nhất 165 triệu năm. Những hóa thạch sớm nhất của  loại này được phát hiện ở khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Tại Trung Quốc, chúng thường được gọi với cái tên “Cá búp bê” hoặc “Cá em bé” (do tiếng kêu độc đáo mà chúng tạo ra giống tiếng trẻ con khóc) đây cũng là  là loài động vật hoang dã được bảo vệ trọng điểm cấp quốc gia.

Theo báo cáo nghiên cứu, môi trường sống của Andrias jiangxiensis sp. nov . chỉ có diện tích 36km2, điều này đã khiến chúng tương đối cô lập với các môi trường khác. Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng của môi trường có thể khiến các loài này trở nên nguy cấp, vì vậy cần phải có một kế hoạch hành động khẩn cấp.

Phát hiện loài kỳ nhông khổng lồ mới thuần chủng về mặt di truyền ở Trung Quốc
Loài sinh vật này đã tồn tại ít nhất 165 triệu năm. (Ảnh: Internet).

Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu cung cấp tài liệu tham khảo và minh chứng cho các loài nguy cấp bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người, từ đó xây dựng và điều chỉnh các kế hoạch bảo vệ. Chúng tôi kỳ vọng sẽ tìm thấy thêm nhiều nhóm thuần chủng tương tự trong tự nhiên và sẽ đưa ra các biện pháp bảo vệ khoa học và hiệu quả trên cơ sở này".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thật bất ngờ, giờ đây loài khỉ Nhật Bản đã biết cưỡi hươu!

Thật bất ngờ, giờ đây loài khỉ Nhật Bản đã biết cưỡi hươu!

Khỉ Nhật Bản, giống khỉ vốn đã trở nên nổi tiếng với việc biết tắm nước nóng trong môi trường sống đầy tuyết của chúng, thì giờ đây chúng lại gây chú ý thêm một lần nữa với việc biết cưỡi hươu sika.

Đăng ngày: 26/05/2022
Nhà khoa học sốc khi 1 thí nghiệm vô tình khiến chuột hamster

Nhà khoa học sốc khi 1 thí nghiệm vô tình khiến chuột hamster "thay tính đổi nết"

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Georgia, Mỹ bị sốc sau thí nghiệm chỉnh sửa gene khiến chuột hamster trở nên hung dữ hơn

Đăng ngày: 26/05/2022
Tìm ra chất vô hiệu hóa nọc độc rắn viper trong trái cây

Tìm ra chất vô hiệu hóa nọc độc rắn viper trong trái cây

Phát hiện mới sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong và tổn thương nặng do các vết cắn của một trong những loài rắn độc nguy hiểm nhất Nam Mỹ.

Đăng ngày: 25/05/2022
Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung

Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung

Thấy bồ nông nâu bay đến quá gần tổ, chim cắt lớn - loài chim nhanh nhất thế giới - nhanh chóng lao ra cảnh cáo.

Đăng ngày: 25/05/2022
Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Bài viết này sẽ giải thích chi tiết cách báo hoa mai Nam Phi sử dụng những kỹ năng đặc biệt của mình để đạt được sự chung sống hòa bình với sư tử.

Đăng ngày: 24/05/2022
Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà sống được ở một trong những môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Bí quyết sinh tồn của chúng là gì?

Đăng ngày: 24/05/2022
Vẻ đẹp rực lửa của loài rắn đào hang chỉ còn 3 cá thể duy nhất

Vẻ đẹp rực lửa của loài rắn đào hang chỉ còn 3 cá thể duy nhất

Một loài rắn đào hang chưa từng được khoa học ghi nhận đã được phát hiện ở Paraguay. Cộng đồng động vật bò sát trên thế giới đang dậy sóng vì màu sắc cũng như độ quý hiếm của nó.

Đăng ngày: 24/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News