Phát hiện "loài người ma" để lại "con lai" ở 3 quốc gia hiện đại
Gần 900.000 năm sau khi rẽ nhánh khỏi cây tiến hóa chung của Homo sapiens - Neanderthals - Denisovans từ hơn 1 triệu năm trước, "loài người ma" này âm thầm tái hợp và hôn phối dị chủng với tổ tiên chúng ta.
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Sriram Sankararaman từ Trường Đại học California ở Los Angeles (UCLA) đã tìm ra "loài người ma" xuất hiện một cách bí ẩn trong DNA của 4 cộng đồng Tây Phi: người Yoruba và Esan ở Nigeria, Gambia ở Tây Gambia và Mende ở Sierra Leoane.
Họ sở hữu tới 2-19% DNA từ một dòng dõi ma, nhưng không phải 2 loài gần gũi được biết là có giao phối dị chủng với Homo sapiens cổ đại là Neanderthals và Denisovans.
Hộp sọ được phục dựng từ một vị tổ tiên khác loài - (Ảnh: VIỆN SMITHSONIAN).
Trước đây, người ta tin rằng loài Homo sapiens chúng ta chỉ giao phối với các loài tương đối gần gũi, ví dụ 2 loài nói trên đều thuộc chi Người (Homo) và có nhiều đặc tính tương tự với chúng ta, tách ra từ một tổ tiên chung chưa xa.
Thế nhưng loài người ma xuất hiện trong DNA những người Tây Phi này lại thuộc một dòng dõi khác xa, tách ra khỏi cây gia phả của 3 loài Homo sapiens - Neanderthals - Denisovans từ ít nhất 1,04 triệu năm trước, theo trích dẫn nghiên cứu trên Discovery Magazine.
Gọi là "loài người ma" bởi ngoài dấu vết DNA ở những người Tây Phi hiện đại, không có bất kỳ bằng chứng trực tiếp nào như hài cốt, công cụ... về loài bí ẩn này.
Chỉ có thể biết đó là một dòng dõi đã tuyệt chủng, bởi hiện nay chỉ còn một loài người duy nhất là Homo sapiens (Người Tinh Khôn) chúng ta tồn tại, thống trị toàn bộ thế giới loài người.
Ước tính loài người ma này đã tìm đến Homo sapiens vào thời điểm khoảng 124.000 năm trước và nảy sinh hôn phối dị chủng, để lại những đứa con lai mà con cháu của họ chính là các nhóm người hiện đại nói trên.
Trước đó, các nghiên cứu cổ nhân học cho thấy tổ tiên của Homo sapiens chúng ta đã bắt đầu tách ra khỏi dòng tổ tiên của Neanderthals và Denisovans khoảng 700.000 năm trước. Sau đó, người Neanderthals và Denisovans tiếp tục tách nhau khoảng 400.000 năm trước.
Neanderthals chủ yếu thống trị châu Âu, trong khi Denisovans phổ biến ở nhiều vùng châu Á.
Khoảng 194.000 năm trước, tổ tiên Homo sapiens từ châu Phi bắt đầu di cư khắp nơi. Ước tính khoảng vài chục ngàn năm trước loài chúng ta đã đụng độ hai loài gần gũi nói trên và giao phối khác loài xảy ra khá phổ biến, khiến dòng máu hầu hết Homo sapiens ngoài châu Phi ngày nay không còn "thuần chủng".
Theo tiến sĩ Sankararaman, cuộc hôn phối dị chủng khá xa xôi về loài này cho thấy lịch sử loài người có thể còn phức tạp hơn gì những gì chúng ta đã biết.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
