Phát hiện loài rùa khổng lồ mới tại quần đảo Galapagos
Các nhà khoa học đã phát hiện ra những con rùa khổng lồ hiện diện trên đảo San Cristobal, thuộc quần đảo Galapagos của Ecuador không phải là loài từng được xác định trước đây.
Rùa khổng lồ trên đảo San Cristobal, quần đảo Galapagos, Ecuador, ảnh chụp ngày 12/9/2018. (Ảnh: Vườn quốc gia Galapagos).
Những con rùa khổng lồ sống trên đảo San Cristobal trước đây được xác định là loài Chelonoidis chathamensis. Nhưng ngày 10/3, Vườn quốc gia Galapagos cho biết, một nghiên cứu mới cho thấy, loài này tương ứng về mặt di truyền với một loài khác.
Công viên cho biết: “Các nhà khoa học kết luận rằng gần 8.000 con rùa tồn tại ngày nay trên đảo San Cristobal không phải là Chelonoidis chathamensis mà tương ứng với một dòng dõi hoàn toàn mới chưa được mô tả”.
Các nhà nghiên cứu đo các con rùa trong một cuộc điều tra trên đảo San Cristobal, quần đảo Galapagos, Ecuador ngày 12/11/2016. (Ảnh: Vườn quốc gia Galapagos).
Nghiên cứu do Đại học Newcastle, Đại học Yale và Viện bảo tồn Galapagos thực hiện. Phát hiện này được thực hiện thông qua so sánh gene của các loài động vật với mẫu từ các loài đã được mô tả.
Loài trước đây được cho là tương ứng với loài rùa San Cristobal có thể thuộc về một loài đã tuyệt chủng sống chung với những con còn sống, tuyên bố cho biết.
Cá thể rùa khổng lồ Ecuador được chụp ngày 13/2/2019. (Ảnh: Vườn quốc gia Galapagos).
"Nhóm các nhà điều tra đang khôi phục thêm DNA của loài được cho là đã tuyệt chủng để làm rõ tình trạng của rùa và xác định mối quan hệ của hai loài này (còn sống và đã tuyệt chủng). Tên Chelonoidis chathamensis nên được gán cho các loài đã biến mất và phân loại rùa đang sống nên được đặt một tên mới", tuyên bố viết.
Các nghiên cứu về gen của những con rùa của đảo Galapagos còn sống được bắt đầu vào năm 1995 và 4 năm sau đó, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu các mẫu vật hình thành nên các loài đã tuyệt chủng.
Hình ảnh loài rùa khổng lồ của Ecuador được chụp ngày 16/1/2019. (Ảnh: Vườn quốc gia Galapagos).
Quần đảo Galapagos, nơi có sự đa dạng sinh học phong phú đã truyền cảm hứng cho thuyết tiến hóa của Charles Darwin, là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim hồng hạc, chim hải âu và chim cốc.
Ecuador gần đây đã mở rộng khu bảo tồn biển xung quanh quần đảo thêm 60.000 km2.
Rùa khổng lồ ở Ecuador cần được đặt tên mới. Ảnh chụp ngày 13/2/2019. (Ảnh: Vườn quốc gia Galapagos).

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
