Phát hiện mới về bầu khí quyển của sao Diêm Vương
Số liệu gửi về từ tàu vũ trụ New Horizons của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy lớp khí bao bọc xung quanh hành tinh lùn kéo dài khoảng 1.000 dặm (hơn 1.600 km) bên ngoài không gian, xa hơn rất nhiều so với bầu khí quyển của Trái Đất.
NASA tiết lộ phát hiện mới về bầu khí quyển của sao Diêm Vương
Lớp khí quyển của hành tinh chúng ta chỉ có độ cao 75 dặm (tương đương 120 km), tính từ mặt đất. Như vậy, khí quyển của sao Diêm Vương (Pluto) lớn gấp 13 lần so với Trái Đất. Theo quan sát trước đây, các nhà khoa học ước tính độ dài bầu khí quyển của Pluto chỉ vào khoảng 170 dặm.
Khoảng một giờ sau khi bay ngang hành tinh lùn Pluto, tàu New Horizons đã sử dụng máy ghi quang phổ Alice của mình để thu thập thông tin về bầu khí quyển. Dữ liệu này chỉ lấy được trong khoảng thời gian nhất định, khi mà New Horizons bay qua vùng tối của sao Diêm Vương, trong lúc phần còn lại của hành tinh này đang được mặt trời chiếu sáng.
Hình ảnh mô phỏng quá trình thu thập thông tin bầu khỉ quyển Pluto của tàu New Horizons.
Nhờ điều kiện đặc biệt này, các máy ghi quang phổ mới có thể đo được bước sóng của ánh sáng từ mặt trời, được lọc qua bầu khí quyển của Pluto. Thay đổi của bước sóng đã giúp các nhà nghiên cứu tìm ra những nguyên tố hóa học cấu tạo nên bầu không khí của sao Diêm Vương. Theo đó, ở độ cao nhất định, khí quyển sẽ được bao phủ bởi các phân tử nitơ. Gần bề mặt hơn một xíu là hỗn hợp Metan + nitơ, cuối cùng, gần sát mặt đất là những hydrocacbon.
Theo NASA, một phần đáng kể của hỗn hợp khí này hiện vẫn đang tiếp tục thoát ra ngoài không gian, với khoảng 500 tấn nguyên liệu mỗi giờ. Bà Fran Bagenal - thành viên nhóm nghiên cứu NASA cho rằng các chất khí trong khí quyển của Pluto đang vơi đi một phần do lực hấp dẫn yếu trên hành tinh này. Gió mặt trời cũng là một trong những yếu tố dẫn đến hiện tượng nói trên. Tàu New Horizons cụ thể đã tìm thấy một “cái đuôi” ion hóa đằng sau Pluto, đó là kết quả từ những cuộc và chạm của khí trên sao Diêm Vương với gió mặt trời.
Ngay lúc này, khi mà New Horizons đã cách hành tinh lùn hơn 2 triệu dặm, chỉ 1 - 2% dữ liệu được gửi về Trái Đất. Dự kiến phải mất đến 16 tháng thì toàn bộ thông tin thu thập được mới có thể được đưa về. Khi ấy, sẽ có rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết về sao Diêm Vương sẽ được tiết lộ.
Video do NASA thực hiện, cho thấy núi băng và đồng bằng xuất hiện trên bề mặt sao Diêm Vương

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.
