Phát hiện mới về nồi chiên không dầu có thể thay đổi suy nghĩ của bạn

Các nhà khoa học đã so sánh phương pháp nấu ăn bằng nồi chiên không dầu với những cách truyền thống như xào, chiên, luộc... và đưa ra kết luận bất ngờ.

Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Birmingham (Anh) và Viện Hóa học Max Planck (Đức) đã so sánh các phương pháp nấu ăn để từ đó đánh giá mối lo gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trong căn bếp.

Để làm điều này, họ thiết lập một nhà bếp trong phòng thí nghiệm, và xem xét các phương pháp khác nhau được sử dụng để nấu ức gà. Các phương pháp bao gồm: Chiên chảo, chiên ngập dầu, xào, luộc, và sử dụng nồi chiên không dầu.

Phát hiện mới về nồi chiên không dầu có thể thay đổi suy nghĩ của bạn
Những phát hiện trên mang đến cho người làm nội trợ một lý do nữa để tin tưởng vào nồi chiên không dầu (Ảnh: Getty).

Bằng cách sử dụng các máy đo nồng độ hạt vật chất (PM), hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), chất ô nhiễm hóa học có sẵn trong thực phẩm, các nhà khoa học phát hiện điều bất ngờ, khi nồi chiên không dầu là phương pháp ít gây ô nhiễm nhất.

Cụ thể, đối với PM, phép đo được thực hiện bằng microgam trên mét khối (μg/m3) cho thấy mức độ đạt đỉnh ở mức 92,9 μg/m3 khi chiên chảo, 26,7 μg/m3 khi xào, 7,7 μg/m3 khi chiên ngập dầu, 0,7 μg/m3 khi luộc và chỉ 0,6 μg/m3 khi chiên bằng nồi chiên không dầu. Kết quả này thấp hơn 150 lần so với chiên chảo.

Đối với VOC, phép đo được tính bằng phần tỷ, với tỷ lệ cao nhất được ghi nhận là 260 khi chiên chảo, 230 khi chiên ngập dầu, 110 khi xào, 30 khi luộc và 20 khi chiên bằng nồi chiên không dầu.

Như vậy, rán gà bằng chảo trên bếp sẽ thải ra lượng hợp chất dễ bay hơi trung bình lớn gấp 13 lần so với nồi chiên không dầu.

Những phát hiện trên mang đến cho người làm nội trợ một lý do nữa để tin tưởng vào nồi chiên không dầu. Đó là giảm bớt các hợp chất gây ô nhiễm trong nhà, vốn được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường hô hấp, suy tim và chứng mất trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng bên cạnh phương pháp nấu ăn được sử dụng, điều quan trọng là phải giữ cho nhà bếp được thông gió trong và sau khi chế biến thức ăn, bất kể đối với phương pháp nấu ăn nào.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện chất chống ung thư trong loại nấm quen thuộc

Phát hiện chất chống ung thư trong loại nấm quen thuộc

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm thấy khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt của một trong những loại nấm được trồng và ăn nhiều nhất thế giới.

Đăng ngày: 15/12/2024
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ vô sinh ra sao?

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ vô sinh ra sao?

Nghiên cứu mới cho thấy tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí có thể gây hại cho sự phát triển của trứng, tinh trùng và phôi, tăng nguy cơ vô sinh.

Đăng ngày: 14/12/2024
Sai lầm thường mắc khi dùng dầu ăn làm tăng cholesterol

Sai lầm thường mắc khi dùng dầu ăn làm tăng cholesterol

Việc dùng dầu ăn đúng sẽ mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu không sẽ tiềm ẩn nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Đăng ngày: 14/12/2024
Phát hiện đáng chú ý về hoạt động của gan liên quan đến chế độ nhịn ăn

Phát hiện đáng chú ý về hoạt động của gan liên quan đến chế độ nhịn ăn

Nghiên cứu gần đây của Israel và Pháp phối hợp thực hiện đã phát hiện ra rằng việc nhịn ăn cách ngày kích hoạt các gene chủ chốt và các yếu tố thúc đẩy gan khiến lá gan hoạt động hiệu quả hơn.

Đăng ngày: 13/12/2024
Sữa và chế phẩm từ sữa quan trọng thế nào đối với sức khỏe đường ruột?

Sữa và chế phẩm từ sữa quan trọng thế nào đối với sức khỏe đường ruột?

Mọi người nên hiểu rõ về những lợi ích của sữa đối với sức khỏe đường ruột, thay vì vội vã loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống.

Đăng ngày: 13/12/2024
Dịch bệnh bí ẩn ở Congo, Bộ Y tế nêu biện pháp ứng phó

Dịch bệnh bí ẩn ở Congo, Bộ Y tế nêu biện pháp ứng phó

Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ phối hợp với tổ chức quốc tế đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở Congo để đề xuất các đáp ứng phù hợp.

Đăng ngày: 12/12/2024
Australia làm thất lạc 300 lọ virus nguy hiểm chết người

Australia làm thất lạc 300 lọ virus nguy hiểm chết người

Bộ Y tế Queensland, Australia xác nhận 323 ống virus nguy hiểm đã bị thất lạc tại một phòng thí nghiệm cách đây ba năm, hiện chưa rõ chúng ở đâu.

Đăng ngày: 12/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News