Phát hiện mới về thị giác
Các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Johns Hopkins đã phát hiện vai trò quan trọng hơn của một dạng tế bào ở võng mạc là ipRGC - dạng tế bào quang thu không điển hình trong võng mạc - vốn giúp phát hiện sự tương phản giữa sáng và tối, được xem là yếu tố then chốt cấu tạo hình ảnh thị giác, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neuron.
Vai trò quan trọng hơn của tế bào ipRGC được phát hiện qua thí nghiệm trên chuột. (Ảnh: Cosmos Magazine)
Trong thí nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu phát hiện thêm vai trò của ipRGC. Điểm then chốt của phát hiện mới là ipRGC biểu hiện melanopsin - dạng sắc tố nhạy sáng trải qua những thay đổi hóa học khi hấp thu ánh sáng.
Từ lâu, giới khoa học biết đến 2 dạng tế bào quang thu hình thanh và hình nón ở võng mạc, kích hoạt theo môi trường ánh sáng khác khau để điều khiển thị giác. ipRGC, hay tế bào hạch võng mạc nhạy sáng bên trong, mới được phát hiện trong thập niên vừa qua.
Tuy nhiên, lúc đó người ta cho rằng ipRGC chủ yếu cần thiết để phát hiện ánh sáng mà không phụ thuộc vào chức năng hình ảnh.
Lần này, thí nghiệm cho thấy chuột nhận ra sự tương phản về hình ảnh trong mớ hỗn độn có hình chữ Y do chuột phát hiện được những bờ rìa của cảnh quan khi chạy trốn. Chuột có gene melanopsin nhạy với sự tương phản đó hơn chuột thiếu gien melanopsin. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, ipRGC và melanopsin liên quan đến chức năng hình ảnh và phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh mắt.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
