Phát hiện mới về virus corona ở sự nhân bản khác thường tại cổ họng
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng virus corona không cần phải di chuyển đến phổi mới có thể sinh sôi, nó nhân bản rất nhanh ở cổ họng bệnh nhân, khiến nó dễ lây lan hơn.
Các nhà khoa học Đức đã xác định rằng virus corona chủng mới có thể nhanh chóng sinh sôi trong cổ họng của người nhiễm, điều đó khiến nó dễ lây từ người sang người hơn so với virus Sars.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 1/4, được thực hiện bởi nhóm khoa học từ Berlin, Munich và Cambridge dựa trên điều trị lâm sàng cho nhóm gồm 9 bệnh nhân nhiễm Covid-19, South China Morning Post cho biết.
Phát hiện này cho thấy virus corona chủng mới có thể dễ dàng lây lan thông qua giọt bắn đường hô hấp. Điều đó cho thấy phương pháp lây truyền này phải là trọng tâm của các biện pháp ngăn chặn, theo nhóm nghiên cứu do Christian Drosten từ Bệnh viện Đại học Charite ở Berlin.
Đánh giá được đưa ra khi Tổ chức Y tế Thế giới đảo ngược tuyên bố trước đó của họ, thừa nhận rằng việc công chúng đeo khẩu trang có thể giúp ngăn chặn sự lây lan từ người sang người.
Virus corona chủng mới sinh sôi rất nhanh ở cổ họng bệnh nhân, điều đó khiến nó dễ lây lan hơn. (Ảnh: AFP).
9 bệnh nhân đều có các triệu chứng nhẹ và được điều trị tại một bệnh viện ở Munich. Mẫu dịch họng lấy trong tuần đầu tiên của bệnh nhân có triệu chứng nghi nhiễm đã được xác định dương tính với virus. Trong khi đó, ít hơn 40% mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi nhiễm Sars cùng giai đoạn này cho kết quả dương tính.
Ngoài ra, lượng virus phát hiện được trong cùng một giai đoạn có sự khác biệt rất lớn. Lượng virus ghi nhận được trong ngày thứ 5 cao gấp 1.000 lần so với nồng độ virus đạt đỉnh của Sars.
Phân lập thành công virus sống từ mẫu bệnh phẩm dịch họng là một điểm khác biệt nổi bật so với Sars. Nhìn chung điều này cho thấy sự nhân bản của virus ở đường hô hấp trên, các nhà khoa học cho biết.
Giống như Sars, Covid-19 sử dụng các protein hình gai của nó để hợp nhất với thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào người, cho phép virus xâm nhập vào mô. Các thụ thể ACE2 thường phổ biến ở đường hô hấp dưới, mà các nhà khoa học nghĩ rằng đã giải thích cho sự nhiễm trùng phổi thường thấy ở bệnh nhân Sars và Covid-19.
Tuy nhiên, các protein hình gai của virus corona chủng mới có các đặc tính giúp nó liên kết tốt hơn với tế bào người so với Sars, theo nhiều nghiên cứu khác nhau, bao gồm nghiên cứu được phát hành vào tháng trước bởi nhóm nghiên cứu tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Các nhà khoa học Đức cho biết những đặc điểm tiến hóa mới có thể là lý do tại sao Covid-19 sinh sôi ở đường hô hấp phía trên, dù khu vực này có ít thụ thể AEC2. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy virus có thể nhân bản không chỉ ở phổi mà còn ở cổ họng bệnh nhân.
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 chia sẻ những đặc điểm tương tự Sars về mặt nhân bản ở phổi và đường tiêu hóa, nhưng virus corona chủng mới dễ lây lan hơn nhiều vì nó được phát tán qua đường hô hấp trên trong những ngày đầu nhiễm bệnh.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
