Phát hiện một loài chim cánh cụt hiếm ở Nam Cực
Theo ABC News ngày 12/1, tại một vùng biển nơi loài chim cánh cụt đen trắng sinh sống trên Đảo Aitcho của Nam Cực, các nhà thám hiểm của Hội địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic) trong tuần qua đã phát hiện một loài chim cánh cụt cực hiếm với bộ lông gần như trắng hoàn toàn.
>>> Chim cánh cụt dùng mùi hương để nhận biết bạn tình
Ông David Stephens, một nhà tự nhiên học trên tàu thám hiểm Lindblad Expeditions của đoàn nghiên cứu trên đã chụp được bức ảnh về loài chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc (leucistic penguin) hiếm thấy này.
Ông miêu tả chúng “có bộ lông màu ngà trắng nhưng không hoàn toàn thuộc dạng bạch tạng".
Theo National Geographic, Chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc, đôi khi được gọi là chim cánh cụt mang chứng bạch tạng, có mức độ hình thành sắc tố bị suy giảm nhưng được tách biệt so với loài bạch tạng vì mắt chúng có màu sắc.
Bộ lông bạc màu của chúng khiến chúng nổi bật so với bộ lông trắng đen của những con chim cánh cụt Chinstrap.
Ông Stephens lưu ý rằng việc tìm thấy những con chim cánh cụt có bộ lông gần như trắng hoàn toàn là điều hiếm có, vì bộ lông mang màu trắng đen của chim cánh cụt đóng vai trò quan trọng giúp chúng ngụy trang khi lặn xuống biển để bắt cá.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các con chim cánh cụt khiếm khuyết toàn sắc vẫn có thể kiếm được thức ăn một cách bình thường.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
