Phát hiện một thành phố Maya bị lãng quên hơn 1.000 năm trong rừng rậm Mexico
Ba chuyến bay không người lái kéo dài bốn giờ trên cao qua rừng rậm Campeche trên Bán đảo Yucatan của Mexico đã cho thấy một thành phố đã mất có thể bị bỏ hoang hơn 1.000 năm trước, một "viên ngọc" ẩn giấu dưới mặt đất.
Juan Carlos Fernandez-Diaz, trợ lý giáo sư về kỹ thuật dân dụng tại Đại học Houston, Mỹ, người đã phát hiện ra thành phố bí ẩn này từ tháng 3 vừa qua trong một cuộc khảo sát khảo cổ từ trên không.
Ứng dụng LiDAR
Ảnh chụp từ máy bay không người lái đã giúp các nhà khảo cổ tìm thấy thành phố cổ của người Maya bị chôn vùi dưới lòng đất hơn 1.000 năm trước.
Trong thập kỷ qua, ông là người tiên phong trong ứng dụng khảo cổ học bằng LiDAR, thiết bị phát hiện ánh sáng trong không khí và các thiết bị khác nhau có thể tìm thấy các cấu trúc bị che khuất bởi tán cây rậm rạp và thảm thực vật khác - những di vật trong một số trường hợp tiết lộ dấu vết của một nền văn minh đã mất.
Các nhà khảo cổ sau đó đã khảo sát địa điểm mà họ đặt tên là Ocomtun, trong sáu tuần vào tháng 5 và tháng 6 và tìm thấy các cấu trúc cao 15,2 m giống như kim tự tháp, đồ gốm và hình chạm khắc mà họ tin rằng có niên đại từ năm 600 đến 900 sau Công nguyên - được gọi là Thời kỳ cuối cổ điển trong Nền văn minh Maya.
Fernandez-Diaz, đồng điều tra viên tại Trung tâm Quốc gia về lập bản đồ laser cho biết: “Khi chúng tôi nhìn thấy các hình ảnh (LiDAR), chúng tôi có thể thấy có điều gì đó đáng kinh ngạc, nhưng quá trình khám phá thực sự xảy ra sau rất nhiều cuộc điều tra".
Trong khi LiDAR tiết lộ vị trí của các cấu trúc, nhà khảo cổ học Ivan Šprajc - một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học và Nghệ thuật Slovenia (ZRC SAZU) - vẫn gặp phải một trở ngại lớn khi ông và nhóm của mình đi khảo sát khu vực này.
Công nghệ viễn thám, lần đầu tiên được sử dụng trong khảo cổ học vào đầu thế kỷ này, đã tạo nên một cuộc cách mạng hóa, đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu làm việc ở những khu vực rừng rậm khó khám phá bằng cách đi bộ, chẳng hạn như ở Trung Mỹ, Šprajc nói. Hiện nay, các nhà khảo cổ có thể nhìn xuyên qua thảm thực vật.
Từ máy bay hoặc trong một số trường hợp là máy bay không người lái, cảm biến LiDAR theo dõi lượng thời gian mỗi xung laze cần để quay trở lại và sử dụng thông tin đó để tạo bản đồ ba chiều về môi trường bên dưới.
"Tính năng đặc biệt" của Ocomtun, thành phố bị bỏ hoang
Các nhà nghiên cứu phải vượt qua khu rừng rậm rạp, sử dụng dao rựa và cưa máy để chặt cây và cắt xuyên qua các thảm thực vật khác để đến được nơi mà Šprajc mô tả là “địa điểm chính”.
“Khi chúng tôi đến đó, chúng tôi thấy các tòa nhà thực sự đồ sộ", ông nói.
Nền văn minh Maya được biết đến nhiều nhất với những ngôi đền kim tự tháp và những cấu trúc bằng đá ấn tượng đã được tìm thấy trên khắp miền nam Mexico, Guatemala, Belize, Honduras và El Salvador.
Šprajc và nhóm của ông đã tìm thấy ba quảng trường hoàn chỉnh với các tòa nhà lớn và một sân bóng. Ông cho biết, thành phố này giống với các thành phố Maya khác trong cùng thời kỳ, nhưng có “những nét đặc biệt nhất định”, chẳng hạn, một số tổ hợp kiến trúc rất kỳ lạ được sắp xếp theo các vòng tròn gần như đồng tâm và chúng tôi đoán đây có thể là chợ.
Trong cuộc khảo sát kéo dài sáu tuần, Šprajc và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành khảo sát khảo cổ học và đào một hố thử nghiệm rộng 2m x 2m và những mảnh gốm mà họ tìm thấy đã giúp họ hiểu được tuổi của địa điểm. Họ dự định trở lại vào năm tới để điều tra thêm.

Phát hiện hài cốt người cổ đại với hộp sọ hình trái tim
Các nhà khoa học khai quật hai hài cốt từ năm 600 - 1350 với hộp sọ bị cố ý làm méo để tạo thành hình dạng đặc biệt.

Phát hiện cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài khủng long: Thở thông qua xương!
Vì phổi thường không tồn tại qua quá trình hóa thạch, người ta có thể thắc mắc làm thế nào các nhà khoa học có thể xác định chắc chắn bất cứ điều gì về khả năng hô hấp của các loài đã tuyệt chủng.

Công nhân phá núi xây hầm phát hiện một hố đen lạ, chuyên gia mất 3 tháng đào bới tìm ra “kho báu”
“Kho báu” hơn 2.000 năm với nhiều bảo vật không thể sao chép này khiến các chuyên gia vô cùng kinh ngạc.

Khu rừng hóa thạch phát lộ do hạn hán
Khu rừng gồm 400 gốc cây hóa thạch có diện tích 2.000m2 và chủ yếu thuộc cùng một loài cây.

Phát hiện mộ cổ 3.000 năm tuổi còn nguyên vẹn ở Siberia
Các nhà khảo cổ học ở Siberia đã phát hiện ra ngôi mộ 3.000 năm tuổi còn nguyên vẹn.

Phát hiện 102 hiện vật đá khi khai quật tháp Đại Hữu ở Bình Định
Phế tích tháp Đại Hữu tọa lạc trên mặt bằng đỉnh núi Đất (thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát), trải dài theo chiều Bắc-Nam với hai đỉnh. Đỉnh phía Bắc cao hơn.
