Phát hiện ngoại hành tinh "siêu phồng" có mật độ như kẹo bông
Các nhà thiên văn học tìm thấy gần 15 ngoại hành tinh trong hệ sao Kepler 51 với mật độ chưa đến 0,1 gram vật chất trên một centimet khối.
Các ngoại hành tinh được phát hiện dựa trên dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA. Chúng có kích thước gần bằng sao Mộc nhưng khối lượng chỉ bằng 1/100, trưởng nhóm nghiên cứu Jessica Libby-Roberts từ Đại học Colorado Boulder, Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Đồ họa mô phỏng hệ sao Kepler 51. (Ảnh: NASA/ESA).
Nhóm nghiên cứu cố gắng nhìn sâu hơn vào bầu khí quyển của các hành tinh nhưng đã gặp phải một vấn đề, đó là bầu khí quyển của chúng không trong suốt mà bị bao phủ bởi một lớp mờ đục. Họ cũng cố gắng tìm kiếm nước nhưng không thể quan sát thấy dấu hiệu của bất kỳ phân tử nào.
Sử dụng mô phỏng máy tính và các công cụ khác, các nhà thiên văn học đưa ra giả thuyết rằng ngoại hành tinh trong hệ sao Kepler 51 có thành phần chủ yếu là hydro và heli. Đặc tính nhẹ của hai loại khí này đã tạo nên cấu trúc siêu phồng như kẹo bông. Tuy nhiên, bề mặt các ngoại hành tinh dường như bị che phủ bởi một lớp mây dày đặc được tạo thành từ khí methane.
"Đây là một ví dụ cho thấy các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đáng kinh ngạc như thế nào. Chúng mang đến cơ hội nghiên cứu những điều rất khác so với thế giới của chúng ta", Zachory Berta-Thompson, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Hệ sao Kepler 51 cách Trái đất khoảng 2.400 năm ánh sáng và có tuổi đời tương đối trẻ, chỉ khoảng 500 triệu năm. Việc nghiên cứu các ngoại hành tinh có thể cung cấp manh mối về nguồn gốc hình thành của hệ Mặt Trời cũng như sự sống trên Trái Đất.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học thiên văn Astronomical Journal.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.
