Phát hiện ngôi mộ 3.000 năm tuổi trên cao nguyên miền Bắc Peru

Các nhà khảo cổ vừa khai quật một ngôi mộ cổ tại miền Bắc Peru có thể là ngôi mộ chôn cất một vị chức sắc tôn giáo cách đây khoảng 3.000 năm.

Bộ Văn hóa Peru cho biết hài cốt chôn cất trong mộ được đặt tên là "Giáo sỹ vùng Pacoampadi" - vùng cao nguyên nơi phát hiện ngôi mộ nói trên.

Phát
Nhà khảo cổ khai quật ngôi mộ 3.000 năm tuổi tại Pacopampa ở Cajamarca, Đông Bắc Peru (ảnh do Bộ văn hóa Peru công bố ngày 27/8/2023). (Ảnh: AFP/TTXVN).

Giáo sỹ này được chôn dưới sáu lớp tro trộn với đất đen, cùng nhiều chiếc bát sứ trang trí và những con dấu hoa văn trang trí trên cơ thể mang tính nghi lễ cổ xưa được sử dụng cho những người có địa vị cao trong xã hội.

Các nhà khoa học cũng phát hiện hai con dấu đặc biệt dọc theo mép trên của ngôi mộ. Trong đó, một con dấu giống hình mặt người hướng về phía Đông, con dấu còn lại có hình một con báo đốm và hướng về phía Tây.

Nhà khảo cổ Yuji Seki chủ nhiệm dự án cho biết ngôi mộ cổ này có kích thước lớn "khác thường", với đường kính gần 2m và độ sâu 1m. Ngoài ra, thi thể được chôn cất trong tư thế cũng rất đặc biệt, nằm sấp, hai bàn chân bắt chéo nhau.

Trên bộ hài cốt, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một chiếc tupu - loại ghim lớn được người thổ dân da đỏ tại vùng núi Andes sử dụng để cài áo choàng. Tuy nhiên, tupu thường được phụ nữ sử dụng.

Theo nhà khảo cổ Seki, mặc dù người được chôn cất trong ngôi mộ là nam giới, nhưng những thứ liên quan tới người này rất đặc biệt và đây có thể là một nhà lãnh đạo ở thời đại của ông ta.

Phát

Phát
Các cổ vật được tìm thấy bên trong ngôi mộ cổ tại Pacopampa ở Cajamarca, Đông Bắc Peru, ngày 27/8/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Theo Bộ Văn hóa Peru, kết quả giám định các lớp đá của ngôi mộ cho thấy vị giáo sỹ này có thể được chôn cất vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên. Ngôi mộ mới được khai quật này thuộc dự án khảo cổ Pacoampa đã được triển khai ở khu vực này kể từ năm 2005.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Không phải Megalodon, 5 loài này mới thực sự là quái vật mạnh nhất đại dương cổ đại

Không phải Megalodon, 5 loài này mới thực sự là quái vật mạnh nhất đại dương cổ đại

Trong lịch sử 4,6 tỷ năm của Trái Đất, dù là đại dương xanh thẳm hay vùng đất rộng lớn, đều tồn tại một số loài vật đáng sợ mà con người không thể tưởng tượng được.

Đăng ngày: 29/08/2023
Phát hiện ngôi làng từ thời kỳ đồ đá mới tại Pháp

Phát hiện ngôi làng từ thời kỳ đồ đá mới tại Pháp

Tại khu khảo cổ rộng lớn Marais de Saint-Gond có từ thời kỳ đồ đá mới ở miền Đông Bắc nước Pháp, các nhà khảo cổ học vừa phát hiện các dấu vết của một khu định cư lâu dài.

Đăng ngày: 29/08/2023
Tìm thấy bức tường cổ hơn 4.000 năm tuổi ở phía bắc Peru

Tìm thấy bức tường cổ hơn 4.000 năm tuổi ở phía bắc Peru

Bức tường cổ là một phần của một ngôi đền thực hiện một số nghi lễ. Khám phá này mang lại những hiểu biết mới về văn hóa lịch sử của khu vực.

Đăng ngày: 28/08/2023
Tách chiết ADN từ viên gạch 2.900 năm trong lâu đài cổ

Tách chiết ADN từ viên gạch 2.900 năm trong lâu đài cổ

Các nhà khoa học tìm thấy ADN của hơn 30 nhóm thực vật trong một viên gạch đất sét, mang đến thông tin về cuộc sống ở Iraq thời xưa.

Đăng ngày: 28/08/2023
Rùng mình 13 hộp sọ giống “ngoài hành tinh” cạnh kim tự tháp Maya

Rùng mình 13 hộp sọ giống “ngoài hành tinh” cạnh kim tự tháp Maya

Các dấu hiệu mà 2 trong số 13 hộp sọ tiết lộ chỉ ra sự thật còn ghê rợn hơn liên quan đến kim tự tháp ở quảng trường phía Đông thành cổ Moral-Reforma.

Đăng ngày: 28/08/2023
Phát hiện răng loài vượn khổng lồ thời tiền sử tại Thanh Hóa

Phát hiện răng loài vượn khổng lồ thời tiền sử tại Thanh Hóa

Các nhà khoa học phát hiện hai mẫu răng của loài vượn khổng lồ, là mẫu duy nhất ở Thế Pleistocene của Việt Nam.

Đăng ngày: 26/08/2023
Phát hiện hài cốt 8,7 triệu tuổi làm đảo lộn lịch sử loài người

Phát hiện hài cốt 8,7 triệu tuổi làm đảo lộn lịch sử loài người

Quan điểm truyền thống về nguồn gốc của loài người kể từ thời nhà bác học Charles Dawin có thể bị phá vỡ bởi hài cốt một vị tổ tiên chung vừa lộ diện ở châu Âu.

Đăng ngày: 25/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News