Phát hiện nhiều loại virus mới tại trang trại nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc

Hơn 100 loại virus được phát hiện trong trang trại nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc, một số trong đó là virus mới và có khả năng lây sang người.

Đây là kết quả của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature ngày 4/9. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà khoa học cảnh báo rằng việc nuôi động vật có vú như chồn để lấy lông có thể khiến các loại virus mới dễ dàng lây lan từ tự nhiên và tạo các đợt bùng phát mới.


Hai công nhân vận chuyển lông thú tại một nhà máy ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images).

Nhà virus học Edward Holmes tại Đại học Sydney (Autstralia) nói rằng ông cảm thấy ngành chăn nuôi động vật lấy lông trên toàn cầu là một trong những lĩnh vực có khả năng gây ra một đại dịch mới.

Giáo sư Holmes là đồng tác giả của một nghiên cứu mới xem xét mối nguy hiểm tiềm tàng do virus gây ra tại các trang trại chăn nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc, quốc gia được cho là ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào cuối năm 2019.

Nhóm nghiên cứu đã giải trình tự DNA từ các mẫu phổi và ruột của 461 động vật vốn thuộc các loài được nuôi trong trang trại lấy lông như chồn, thỏ, cáo và lửng chó… đã chết vì bệnh trên khắp Trung Quốc trong giai đoạn 2021-2024. Hầu hết chúng sống trong trang trại chăn nuôi lấy lông ở các tỉnh như Hà Bắc, Sơn Đông, Hắc Long Giang, Liêu Ninh. Một số cũng được nuôi để làm thực phẩm hoặc thuốc Đông y, trong khi khoảng 50 con là động vật hoang dã. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 125 loại virus, bao gồm 36 loại mới. Trong đó, có 39 virus được đánh giá có “nguy cơ cao” lây chéo các loài, thậm chí lây cả sang người.

Một số virus như viêm gan E và viêm não Nhật Bản đã được ghi nhận có lây sang người. Trong đó còn có 7 loại virus Corona, nhưng chúng không liên quan gần đến Sars-CoV-2 vốn gây COVID-19.

Virus khiến giáo sư Holmes lo ngại nhất là Pi-BatCoV HKU5 trước đây từng được phát hiện ở dơi nhưng nay được tìm thấy trong phổi của hai con chồn nuôi. Đây là họ hàng của virus Corona gây Hội chứng Hô hấp cấp Trung Đông (MERS). "Việc virus này lây từ dơi sang chồn nuôi là hồi chuông cảnh báo. Loại virus này cần được theo dõi", ông Holmes nhấn mạnh.

Người ta tin rằng có hàng nghìn loại virus chưa biết đến đang lưu hành trong các loài động vật có vú hoang dã. Các nhà khoa học lo ngại rằng trang trại nuôi thú lấy lông có thể khiến động vật nuôi mắc phải những loại virus như vậy, từ đó lây nhiễm cho con người.

Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi tăng cường giám sát động vật nuôi lấy lông, đặc biệt là chồn, lửng chó và chuột lang, những loài được ghi nhận là có nguy cơ cao nhất. Đan Mạch từng tiêu hủy toàn bộ quần thể chồn nuôi vì lo ngại COVID-19 vào năm 2020.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng

Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News