Phát hiện "phần cơ thể đã mất" của Trái đất bay sau sao Hỏa
Sau khi Mặt trăng vỡ khỏi Trái đất, vật thể này tiếp tục vỡ ra khỏi Mặt trăng và đào tẩu, ẩn nấp phía sau sao Hỏa suốt 4 tỉ năm.
Vật thể là một tiểu hành tinh khổng lồ, chiều rộng đến 1km, được đặt tên 1998 VF31. Nó đã được phát hiện cách đây 22 năm, tuy nhiên đến bây giờ, các phương tiện hiện đại mới cho phép xác định đó là một vật thể có kết cấu, thành phần hoàn toàn giống Mặt trăng của Trái đất.
Ảnh đồ họa mô tả tiểu hành tinh bí ẩn bay sau sao Hỏa - (Ảnh: SHUTTERSTOCK?JURIK PETER)
Nhóm nghiên cứu từ Đài quan sát và cung thiên văn Armagh (AOP – Bắc Ireland, Mỹ) đã sử dụng các phương tiện tối tân từ Đài quan sát Sothern European (ESO) và Kính viễn vọng Very Large (đặt tại Chile) để nghiên cứu tiểu hành tinh đáng ngờ nói trên bằng cách đối chiếu quang phổ của vật thể với dữ liệu quang phổ của Mặt trăng.
Từ kết quả nói trên, các tác giả tin rằng tiểu hành tinh đặc biệt này đã vỡ ra từ Mặt trăng khoảng 4 tỉ năm trước. Nó trôi dạt trong không gian rồi mắc kẹt trong "điểm Lagrange" của sao Hỏa. Điểm Lagrange là vị trí trong quỹ đạo của hành tinh nơi lực hấp dẫn từ hành tinh đó với Mặt Trời tác động cân bằng tuyệt đối. Những vật thể bị rơi vào vị trí này sẽ nằm ở một vị trí "tĩnh" so với hành tinh, cùng hành tinh đó quay quanh Mặt trời ở một tư thế không thay đổi. Đó là lý do tiểu hành tinh này luôn ẩn nấp phía sau sao Hỏa.
Để mảnh vỡ khổng lồ đó có thể tách ra và văng đến tận vị trí đó, Mặt trăng của chúng ta đã phải chịu tác động từ một vật thể không gian khác đường kính tận 125km, lao vào với tốc độ 10km/giây!
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Icarus tiết lộ bước cuối cùng để xác định sự mối quan hệ của tiểu hành tinh này với Mặt trăng là tìm trên Mặt trăng một miệng hố va chạm tương ứng với bề rộng khoảng 974km. Điều này có thể cần thêm thời gian bởi "mặt tối" của Mặt trăng hiện vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Vệ tinh này bị "khóa" với Trái đất, tức những gì chúng ta thấy bấy lâu vẫn chỉ là một nửa bề mặt Mặt trăng.
Có nhiều bằng chứng cho thấy Hệ Mặt trời non trẻ đầy những cú va chạm tương tự. Có thể nói tiểu hành tinh vừa phát hiện cũng là một phần của Trái đất. Bởi lẽ chính Mặt trăng cũng là thiên thể vỡ ra từ Trái đất với sự pha trộn của một "hành tinh Theia giả thuyết". Theia to bằng sao Hỏa có thể đã đâm vào Trái đất 4,5 tỉ năm trước, hợp nhất với Trái đất. Những mảnh vỡ của cả 2 hành tinh bay vào quỹ đạo Trái đất rồi tụ thành Mặt trăng, theo rất nhiều bằng chứng mà giới khoa học hành tinh tìm được trong thời gian qua.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
