Phát hiện quan trọng mở đường cho thuốc trị sốt rét

Ngày 5/6, các nhà nghiên cứu châu Âu tuyên bố họ vừa xác định được cách thức vi trùng sốt rét sống ký sinh vào mạch máu.

Đây là phát hiện quan trọng mở đường cho việc nghiên cứu thuốc để điều trị bệnh sốt rét, nhất là ở trẻ em - nạn nhân chủ yếu của dịch bệnh này.

Chủng sốt rét falciparum - loại ký sinh trùng sốt rét gây chết người nhiều nhất - phát triển trong các tế bào hồng cầu. Chúng bám chặt vào thành mạch máu để tránh bị dòng máu quét đi trong quá trình chảy về lá lách, nơi chúng sẽ bị tiêu diệt.

Điều này đã được giới khoa học biết đến trong hơn một thế kỷ qua, nhưng vẫn chưa ai làm rõ bằng cách nào ký sinh trùng sốt rét bám chặt được vào thành mạch máu.

Mọi việc phần nào được hé lộ khi năm 2012, một nhóm nghiên cứu đã lần đầu tiên phát hiện được một protein trong chủng ký sinh này, gọi là PfEMP1.

Nghiên cứu mới, do một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Copenhagen tiến hành, đã giúp làm rõ vấn đề này hơn bằng việc tìm kiếm điểm bám mà PfEMP1 bám vào thành mạch máu.

Sau khi khảo sát 2.500 hồ sơ bệnh và xem xét các mẫu ký sinh trùng sốt rét lấy từ 15 trẻ em người Tanzania bị bệnh sốt rét, các nhà nghiên cứu đã xác định được một cơ quan thụ cảm trong mạch máu gọi là protein C màng ngoài, (EPCR) đồng thời khẳng định được mối liên hệ của nó với PfEMP1.

Theo nhà nghiên cứu Thomas Lavxtsen thuộc nhóm nghiên cứu trên, trong điều kiện bình thường, ECPR có vai trò quan trọng trong việc điều tiết chứng viêm tạo thành các cục máu, tế bào chết và sự thẩm thấu của mạch máu.

Việc phát hiện ra các ký sinh trùng có thể liên kết và cản trở chức năng thông thường của cơ quan thụ cảm này có thể giúp giải thích cách thức mà các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh sốt rét phát triển.

Nhà nghiên cứu Matthew Higgins của Đại học Oxford cho biết phát hiện mới này sẽ giúp các nhà bào chế thuốc tập trung vào cơ chế liên kết của các ký sinh trùng.

Cũng theo ông này, trước hết cần biết chính xác phần nào của protein ký sinh trùng sốt rét có thể giúp chúng bám vào cơ quan thụ cảm trong thành mạch máu. Từ đó, có thể tập trung điều chế vắcxin để ngăn chặn liên kết này.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 12/2012, năm 2010, trên thế giới có khoảng 219 triệu người mắc bệnh sốt rét, phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Phi, trong đó khoảng 660.000 ca tử vong. Trong khi đó, theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet vào tháng 2/2012, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,2 triệu người chết vì bệnh này

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News