Phát hiện sao neutron ẩn mình suốt 30 năm
Nhóm chuyên gia tại Đại học Cardiff tìm ra sao neutron, một trong những vật thể đặc nhất vũ trụ, khuất sau mây bụi ở thiên hà gần Trái Đất.
Siêu tân tinh là vụ nổ mạnh và sáng, xảy ra cuối vòng đời của một ngôi sao khối lượng lớn. Sao neutron là phần lõi mà ngôi sao này để lại sau khi đổ sụp.
Siêu tân tinh 1987A (khoanh tròn) nằm trong thiên hà Đám Mây Magellan Lớn. (Ảnh: Firstpost).
Các nhà khoa học lần đầu phát hiện 1987A, siêu tân tinh có ý nghĩa quan trọng với giới thiên văn, vào ngày 23/2/1987. Vụ nổ này sáng rực suốt nhiều tháng với sức mạnh gấp 100 triệu lần Mặt Trời, thậm chí có thể quan sát từ Trái Đất. Nó cho phép các nhà khoa học nghiên cứu sự sống và cái chết của một ngôi sao lớn từ khoảng cách tương đối gần. 1987A nằm trong thiên hà Đám Mây Magellan Lớn, cách Trái Đất khoảng 160.000 năm ánh sáng.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sao neutron của siêu tân tinh này do một đám mây bụi khổng lồ che khuất. Hơn 30 năm sau, nhóm chuyên gia tại Đại học Cardiff mới có thể xác định vị trí tiềm năng của nó, Independent hôm 21/10 đưa tin. Họ phát hiện một phần của đám mây bụi có vẻ sáng hơn khu vực xung quanh. Đây trùng hợp cũng là nơi các nhà khoa học nghi ngờ sao neutron tồn tại.
"Lần đầu tiên, chúng tôi có thể nói rằng một sao neutron đang tồn tại sau đám mây, trong tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh. Ánh sáng của nó bị đám mây bụi dày cản bớt, giống như sương mù che khuất đèn", Phil Cigan, tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Khoa Vật lý và Thiên văn tại Đại học Cardiff, cho biết.
"Phát hiện mới sẽ giúp giới thiên văn hiểu rõ hơn quá trình những ngôi sao khối lượng lớn chết đi và để lại sao neutron siêu đặc. Chúng tôi tự tin rằng sao neutron tồn tại sau đám mây và chúng tôi biết vị trí chính xác của nó. Có lẽ trong tương lai, khi mây bụi bắt đầu tan đi, các nhà thiên văn sẽ quan sát trực tiếp được ngôi sao này", tiến sĩ Mikako Matsuura, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
