Phát hiện 'siêu khuẩn' chống mọi loại kháng sinh

Các nhà khoa học đã phát hiện một chủng “siêu khuẩn” mới gây bệnh lậu, có khả năng chống lại mọi loại thuốc kháng sinh. Loại siêu khuẩn này có thể đe dọa tới sức khỏe toàn cầu.

Một chủng vi khuẩn gây bệnh lậu mới – có tên là H041 – đã được phát hiện tại Nhật Bản. Loại siêu khuẩn này có thể kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh đã từng được sử dụng để điều trị căn bệnh bệnh tình dục nói trên. Vì vậy, các bác sĩ buộc phải sử dụng những cách điều trị chưa được thử nghiệm để chống lại siêu khuẩn này.


Vi khuẩn gây bệnh lậu phát triển thành chủng siêu khuẩn mới, có thể chống lại
tất các loại kháng sinh.
Ảnh: Alamy

Theo tờ Daily Mail, tiến sĩ Magnus Unemo và các cộng sự thuộc Phòng thí nghiệm về các bệnh lây lan qua đường tình dục của Thụy Điển đã phát hiện chủng siêu khuẩn mới H041, sau khi phân tích những mẫu bệnh phẩm được gửi từ Kyoto (Nhật Bản). Nhóm nghiên cứu nhận thấy, vi khuẩn H041 có thể kháng tất cả các loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin - loại kháng sinh mới nhất được sử dụng để điều trị bệnh lậu.

Từ khi thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh lậu vào những năm 1940, loại vi khuẩn gây bệnh lậu đã có khả năng phát triển các cơ chế chống lại mọi loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị”, tiến sĩ Magnus Unemo cho biết.

Bệnh lậu do một loại vi khuẩn gây ra và có thể lây lan qua đường tình dục. Nếu căn bệnh này không được điều trị thì nó có thể dẫn đến bệnh viêm xương chậu, có thai ngoài dạ con và vô sinh ở phụ nữ. Đối với nam giới, bệnh lậu gây ra các triệu chứng đau ống dẫn tinh và cũng có thể dẫn tới vô sinh. Nếu vi khuẩn lậu bị nhiễm vào máu, nó có thể đe dọa tới mạng sống.

Năm ngoái, các nhà khoa học người Anh cũng từng cảnh báo, vi khuẩn gây bệnh lậu có thể trở thành một chủng siêu khuẩn mới sau khi nhiều báo cáo cho thấy số trường hợp người mắc bệnh lậu kháng thuốc ở khu vực Đông Nam Á và Australia có xu hướng ngày càng tăng.

Các nhà khoa học cho rằng, cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị kháng thuốc là điều trị bệnh lậu bằng hai hay nhiều loại thuốc kháng sinh cùng một lúc. Tuy nhiên, tiến sĩ Unemo lo ngại, phương pháp điều trị này có thể tạo một loại siêu khuẩn mới có khả năng kháng nhiều loại thuốc trong vòng 10 năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News