Phát hiện sóng radar bí ẩn, có thể phát ra từ nền văn minh ngoài vũ trụ
Các chuyên gia nhận định hố đen hoặc một nền văn minh nào đó đã gửi tín hiệu này. Dù là gì đi nữa, nó cũng sở hữu nguồn sức mạnh vô cùng lớn.
Một tín hiệu sóng radar phát đi một cách bí ẩn từ vũ trụ đã được kính thiên văn CHIME hiện đại tại Canada phát hiện hôm 2/8. Tín hiệu được đặt tên Fast Radio Burst 180725A (FRB180725A) này chỉ kéo dài một phần nghìn giây, và là sóng đầu tiên được phát hiện có tần số dưới 700 MHz.
Kính thiên văn CHIME (Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment) trị giá khoảng 16 triệu USD. (Ảnh: Dailymail).
Phát xạ vô tuyến FRB này cực kỳ hiếm gặp, với chỉ một số ít tín hiệu đột ngột được bắt gặp lần đầu tiên vào năm 2007.
Về kính thiên văn phát hiện ra FRB, CHIME là loại kính viễn vọng trị giá 16 triệu USD mới chỉ được đưa vào sử dụng một năm nay, được thiết kế để có thể phát hiện các tín hiệu gửi đi từ vũ trụ ở khoảng cách 6 đến 11 tỷ năm tuổi.
Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục theo dõi nguồn sóng này, đồng thời nhận định nó có thể được gửi đi từ hố đen hoặc các nền văn minh tiên tiến khác trong vũ trụ. Nhưng dù là thứ gì phát ra FRB, nó đều sở hữu nguồn sức mạnh vô cùng lớn.
Các nghiên cứu về FRB hiện vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, với tín hiệu sóng đầu tiên được phát hiện ra chỉ cách đây chưa đầy một thập kỷ. Và từ đó, cũng chỉ có 20 tín hiệu bắt được từ Trái Đất.
Theo Daily Mail, hầu hết tín hiệu đều được gửi đi từ dải Ngân hà, song một số đã được gửi đi từ hàng tỷ năm về trước.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
