Phát hiện sự tồn tại của nước ở thiên hà cách Trái đất 12,8 tỷ năm ánh sáng
Thành phần của thiên hà có tên là SPT0311-58 này được các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois phát hiện qua Kính thiên văn ALMA ở Chile. Thiên hà này được tìm ra lần đầu tiên cũng tại đài quan sát trên năm 2017.
Sreevani Jarugula, một nhà thiên văn học tại Đại học Illinois và là chủ nhiệm nghiên cứu cho biết, CO2 cũng được phát hiện tại thiên hà khổng lồ này. Với sự tồn tại của oxy và carbon, những nguyên tố mà nhà khoa học Jarugula nhận định là "cần thiết cho sự sống", thiên hà trên đã cho thấy sự sống ở cấp độ phân tử được hình thành không quá xa thời điểm sau Big Bang - vụ nổ lớn mà các nhà khoa học tin là đã dẫn đến sự giãn nở nhanh chóng của vũ trụ mà chúng ta chứng kiến ngày nay.
CO2 cũng được phát hiện tại thiên hà khổng lồ này.
"Đây là thiên hà có nhiều bụi và khí hơn so với những thiên hà khác trong vũ trụ thuở sơ khai. Điều này sẽ đem đến cho chúng ta nhiều cơ hội tiềm năng để quan sát nhiều phân tử và hiểu hơn về các nguyên tố cấu thành sự sống tác động như thế nào đến sự phát triển của vũ trụ ban đầu", nhà nghiên cứu Jarugula nhận định trong một thông báo.
Phát hiện về nước cũng cho thấy thiên hà này có những ngôi sao kết thúc vòng đời của nó trong thời gian ngắn. Khí hydro được hình thành khi vụ nổ Big Bang xảy ra nhưng oxy đến từ những ngôi sao đang chết.
NASA cho biết, hầu hết các ngôi sao thường “sống” hàng tỷ năm nhưng phát hiện trên cho thấy những ngôi sao trong SPT0311-58 đã trải qua vòng đời dưới 1 tỷ năm. Theo nhà nghiên cứu Jarugula, những phát hiện này cho thấy nước có thể tồn tại ở một nơi xa xôi như thế nào so với Trái Đất, đồng thời đặt ra câu hỏi về những ngôi sao và thiên hà hình thành rất sớm trong vũ trụ.
Các thiên hà được hình thành từ sớm đang tạo ra những ngôi sao ở tốc độ gấp hàng nghìn lần so với Dải Ngân hà. Việc nghiên cứu khí và bụi của những thiên hà này cung cấp cho chúng ta thông tin về các thuộc tính của nó, chẳng hạn như có bao nhiêu ngôi sao đang được hình thành, tỷ lệ khí chuyển thành những ngôi sao, các thiên hà tương tác với nhau...
Joe Pesce, nhà vật lý thiên văn và là giám đốc tại Quỹ Khoa học Quốc gia nhận định, các kết quả trên "rất thú vị" và có thể giúp chúng ta hiểu vũ trụ đã tiến hóa như thế nào cho tới nay.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
