Phát hiện tàn tích cộng đồng dân cư cổ xưa nhất tại châu Âu

Các nhà khảo cổ học tin rằng bờ hồ Ohrid phía Albania đã được một cộng đồng dân cư chọn làm nơi sinh sống trong các nhà sàn từ khoảng 8.000 năm trước.

Dưới làn nước màu xanh ngọc của hồ Ohrid, vốn được ví như "Viên ngọc vùng Balkan", các nhà khoa học đã phát hiện ra những tàn tích của cộng đồng dân cư được tin là cổ xưa nhất tại châu Âu.

Giới khoa học đang tìm cách giải mã những bí ẩn xung quanh những tập quán sinh hoạt của cộng đồng này.

Các nhà khảo cổ học tin rằng bờ hồ Ohrid phía Albania đã được một cộng đồng dân cư chọn làm nơi sinh sống trong các nhà sàn từ khoảng 8.000 năm trước. Điều này đồng nghĩa đây là ngôi làng bên hồ cổ xưa nhất ở châu Âu được phát hiện cho tới nay.

Phát hiện tàn tích cộng đồng dân cư cổ xưa nhất tại châu Âu
Hồ Ohrid. (Nguồn: AFP).

Kết quả phân tích carbon phóng xạ tại địa điểm này cho thấy cộng đồng dân cư này tồn tại trong khoảng 6.000 đến 5.800 năm trước Công nguyên.

Giáo sư khảo cổ học Albert Hafner, thuộc Đại học Bern của Thụy Sĩ, cho biết theo kết quả nghiên cứu thì cộng đồng dân cư cổ này có thể tồn tại trước hàng trăm năm so với cộng đồng ven hồ lâu đời nhất từng được phát hiện trước đó ở vùng Địa Trung Hải và các khu vực gần dãy Alps.

Một số làng mạc cổ xưa tương tự từng được phát hiện ở gần dãy Alps tại Italy, có từ khoảng 5.000 năm trước Công nguyên.

Giáo sư Hafner và đội ngũ của ông gồm các Nhà khảo cổ học Thụy Sĩ và Albania đã tiến hành khai quật nhiều địa điểm ở bên hồ Ohrid phía Albania, trải dài trên vùng biên giới đồi núi giữa Bắc Macedonia và Albania.

Khu vực định cư này được cho là nơi sinh sống của từ 200-500 người, trong đó nhà cửa được xây theo kiểu nhà sàn trên mặt hồ hoặc tại các vùng thường bị ngập úng khi nước dâng.

Các cuộc khai quật cũng mang lại những bí ẩn thú vị. Trong một số lần lặn thám hiểm mới thực hiện, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy, cộng đồng tại đây được bảo vệ kiên cố với hàng nghìn tấm ván có gắn chông nhọn, có thể được sử dụng để phòng thủ.

Theo nhóm nghiên cứu, ước tính có khoảng 100.000 tấm ván gắn chông được thả xuống lòng hồ và để tự vệ theo cách này, người dân phải chặt cây rừng. Các nhà khảo cổ học hiện vẫn tìm hiểu mục đích người dân làng dựng những hàng rào này. Giáo sư Hafner coi phát hiện này là "một kho báu".

Hồ Ohrid là một trong những hồ lâu đời nhất trên thế giới, có thể đã tồn tại hơn 1 triệu năm qua. Với sự hỗ trợ của các thợ lặn chuyên nghiệp, các nhà khảo cổ học đã thu thập được nhiều mảnh gỗ hóa thạch hoặc những mẩu gỗ sồi quý giá.

Theo Nhà khảo cổ học Adrian Anastasi, việc phân tích những thảm thực vật đã giúp nhóm nghiên cứu hiểu hơn về cuộc sống thường ngày của cộng đồng cổ xưa này, cung cấp những hiểu biết giá trị về khí hậu và môi trường thời kỳ đó.

Để tránh làm tổn hại thực trạng hiện trường khảo cổ, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các hoạt động một cách tỉ mỉ và thận trọng.

Trước mắt, các nhà khoa học tin rằng người dân tại cộng đồng này sống dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi gia súc để phục vụ nhu cầu thực phẩm.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch các loại hạt giống, thực vật và xương của nhiều loài động vật hoang dã cũng như động vật nuôi.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng sẽ phải nghiên cứu trong khoảng 20 năm mới có thể hiểu đầy đủ và rút ra kết luận chính xác về cộng đồng dân cư cổ xưa này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu gây sốc: Toàn bộ loài người ở châu Âu từng một lần tuyệt chủng

Nghiên cứu gây sốc: Toàn bộ loài người ở châu Âu từng một lần tuyệt chủng

Trước khi loài của chúng ta kịp xuất hiện trên thế giới, những loài người cổ sinh sống ở châu Âu đã trải qua một đại thảm họa khó tưởng.

Đăng ngày: 11/08/2023
Nữ hoàng Cleopatra - pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại là người da trắng hay đen?

Nữ hoàng Cleopatra - pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại là người da trắng hay đen?

Cleopatra VII có thể là người phụ nữ nổi tiếng nhất trong thế giới cổ đại.

Đăng ngày: 11/08/2023
Ai Cập phát hiện hóa thạch loài cá voi tuyệt chủng cách đây 41 triệu năm

Ai Cập phát hiện hóa thạch loài cá voi tuyệt chủng cách đây 41 triệu năm

Phóng viên tại Cairo dẫn lời nhà cổ sinh vật học danh tiếng Ai Cập Hesham Sallam tiết lộ rằng loài cá voi này sống cách đây 41 triệu năm và các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở khu vực Thung lũng Cá voi.

Đăng ngày: 11/08/2023
Australia giải mã thành công hóa thạch, từng sinh sống cách nay khoảng 247 triệu năm

Australia giải mã thành công hóa thạch, từng sinh sống cách nay khoảng 247 triệu năm

Các nhà khoa học Australia giải mã thành công hóa thạch của một loài động vật lưỡng cư cổ đại, từng sinh sống khoảng 247 triệu năm về trước.

Đăng ngày: 10/08/2023
Tìm thấy siêu thủy quái 248 triệu tuổi

Tìm thấy siêu thủy quái 248 triệu tuổi "độc nhất vô nhị" ở Trung Quốc

Đó là thủy quái nằm trong nhóm Hupehsuchian, một dòng bò sát biển riêng biệt của Trung Quốc, họ hàng gần với ngư long. Nghiên cứu mới cho thấy nó còn giống một sinh vật hiện đại theo cách rất kỳ lạ.

Đăng ngày: 10/08/2023
Ai là kẻ thắng trận chiến giữa cá mập Megalodon và thằn lằn Mosasaurus?

Ai là kẻ thắng trận chiến giữa cá mập Megalodon và thằn lằn Mosasaurus?

Cá mập Megalodon và thằn lằn sông Mosasaurus đều là loài nguy hiểm. Vậy sẽ ra sao nếu thực sự có cuộc chiến giữa hai loài này?

Đăng ngày: 10/08/2023
Châu Âu từng là nhà của loài voi ma mút nhỏ bé nhất thế giới

Châu Âu từng là nhà của loài voi ma mút nhỏ bé nhất thế giới

Voi ma mút là loài khổng lồ nổi tiếng thời tiền sử và là một họ lớn với mười loài khác nhau.

Đăng ngày: 10/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News